Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biện pháp hỗ trợ ngành sách của Philippines

Hội chợ Sách Quốc tế Manila diễn ra ngày 15-18/9 đã nhận được sự đón nhận của đông đảo công chúng.

Độc giả đến với Hội Sách Quốc tế Manila. Ảnh: Manila Times.

Trong thời gian diễn ra hội chợ, ngành sách Philippines đã có nhiều đại diện ở đây, bao gồm: các thủ thư, những người mua sách với số lượng lớn để phục vụ việc học tập trong trường học; sinh viên, đối tượng tìm mua những cuốn sách có giá cả phải chăng hơn; các nhà nghiên cứu, những người tìm mua những quyển sách tham khảo, sách chuyên ngành và những độc giả nói chung, những người ủng hộ văn học, nghệ thuật và khoa học xã hội.

Sự phong phú trong ngành sách Philippines

Đối với sách dịch, nhiều đơn vị Philippines cũng đang rất quan tâm đến mảng này và cho tới nay cũng đã có nhiều tác phẩm dịch xuất sắc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Philippines với chủ đề rất phong phú, từ các tác phẩm chuyên khảo đến tiểu thuyết, truyện ngắn và nhiều thể loại khác.

Ví dụ, các đơn vị báo chí và in ấn của các trường đại học Ateneo de Manila, Ateneo de Naga, Đại học Philippines và Đại học Santo Tomas đã ra mắt nhiều cuốn sách dịch chuyên khảo. Chi nhánh Đông Nam Á của Penguin Random House cũng đã ra mắt nhiều tác phẩm văn học kinh điển Đông Nam Á, trong đó họ có tham vấn ý kiến giáo sư Danton Remoto khi dịch sang tiếng Anh tác phẩm của các nghệ sĩ quốc gia Philippines Amado V. Hernandez và Lope K. Santos.

Ủy ban Ngôn ngữ Philippines cũng đã ra mắt nhiều tác phẩm dịch xuất sắc từ tiếng Anh sang tiếng Philippines, trong đó có tác phẩm kinh điển của Ernest Hemingway, William Faulkner và Rabindranath Tagore.

nganh sach Philippines anh 1

Hội chợ Sách Quốc tế Manila đã thu hút đông đảo công chúng. Ảnh: Spot.

Về phần dịch các tác phẩm tiếng Philippines ra tiếng nước ngoài. Giáo sư danh dự Soledad S. Reyes của Đại học Ateneo de Manila đã giành được Giải thưởng A.L. Becker toàn châu Á về chuyển thể cuốn tiểu thuyết What Now, Ricky? từ tiếng Philippines sang tiếng Anh.

Những dự án giá trị này là những điểm sáng trong ngành sách nước này và cần được tiếp tục và thúc đẩy thêm nữa.

Tăng cường hỗ trợ ngành xuất bản

Chính vì đó, Ủy ban Phát triển Sách Quốc gia Philippines (NBDB) đã kêu gọi chính phủ nước này tăng cường hỗ trợ ngành xuất bản. Họ cũng đưa ra thêm một lý do nữa là để cải thiện khả năng đọc viết của người dân, đặc biệt là trong giới trẻ, bằng cách cung cấp nhiều sách hơn cho họ.

Cho tới nay, NBDB đã làm rất nhiều để đưa sách đến tay nhiều độc giả hơn. Giám đốc điều hành NBDB Charisse Aquino-Tugade nói rằng việc trợ cấp và chiết khấu chi phí cho các nhà xuất bản đã giúp họ bán được nhiều sách hơn và thúc đẩy họ khai thác thế mạnh của các nền tảng thương mại điện tử. Độc giả trên toàn Philippines đã có thể mua sách mà các nhà xuất bản Philippines bán trên Shopee với chiết khấu cao tới 90%, vì NBDB đã trợ giá cho những cuốn sách này.

nganh sach Philippines anh 2

Giám đốc điều hành NBDB Charisse Aquino-Tugade chia sẻ về những tiềm năng của ngành sách Philippines. Ảnh: Manila Times.

NBDB cũng đang đàm phán với Bộ Giáo dục Philippines về việc mua các cuốn sách xuất bản trong nước. Bộ Giáo dục nước này hiện có một danh sách các cuốn tham khảo nước ngoài để hỗ trợ cho các cuốn sách giáo khoa cơ bản. Nhưng nếu chủ đề và nội dung của các tác phẩm đó cũng xuất hiện trong các cuốn sách tham khảo trong nước thì tại sao Bộ Giáo dục Philippines không thể tăng cường nỗ lực bảo trợ sách địa phương?

Các tác giả viết sách giáo khoa ở các nhà xuất bản lớn hiện cũng trải qua quá trình kiểm tra khá kỹ lưỡng và sách cũng trải qua một quá trình đánh giá nghiêm ngặt, từ khâu viết, biên tập đến sản xuất sách. Hơn nữa, sách nội địa nước này cũng phù hợp với nhu cầu của chương trình học trong nước, trong khi đối với sách giáo khoa nước ngoài, giáo viên vẫn cần điều chỉnh âm tiết của mình cho phù hợp.

Bà Charisse Aquino-Tugade cũng cho rằng sách vừa là sản phẩm tri thức nhưng cũng có thể mang lại kết quả kinh tế vì nội dung của chúng có thể được dịch sang nhiều ngôn ngữ khác nhau và chuyển thể thành phim, chương trình truyền hình và tác phẩm sân khấu.

Nhìn ra châu Á và thế giới, có thể thấy đây là cách ngành công nghiệp văn hóa Hàn Quốc phát triển khi tác phẩm của nhiều tác giả Hàn Quốc đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và tiểu thuyết truyền hình K-drama. Làn sóng này cũng đã thúc đẩy mạnh mẽ nền kinh tế Hàn Quốc khi đông đảo khách du lịch đã, đang và sẽ đến thăm các địa điểm quay phim truyền hình K-drama, cũng như gia tăng nhu cầu lớn ở nước ngoài đối với các sản phẩm Hàn Quốc - từ các mặt hàng tạp hóa đến thời trang và đến các tác phẩm văn học đương đại dịch sang tiếng Anh.

Tại Philippines, nước này đã có Đạo luật Phát triển ngành công nghiệp xuất bản sách (Đạo luật Cộng hòa 8047), bắt buộc tất cả thành phố và thị trấn trong cả nước phải thành lập một thư viện địa phương. Tuy nhiên, thống kê cho thấy chưa đến một nửa trong số 1.634 thành phố và thị trấn của Philippines có thư viện.

Ngoài việc lưu trữ sách và cung cấp Internet miễn phí, các thư viện còn có thể đóng vai trò là không gian thứ ba và trung tâm cộng đồng, nơi người dân thị trấn có thể gặp gỡ và thảo luận về các vấn đề liên quan đến họ. Như vậy, việc mở thêm các thư viện cũng sẽ tạo thêm không gian công cộng để có thể mang đến đời sống văn học tích cực hơn.

Ngành công nghiệp sách Australia cần được hỗ trợ phát triển

Dù đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Australia nhưng dường như ngành công nghiệp sách nước này chưa được hỗ trợ đầy đủ.

Minh Hoa

Bạn có thể quan tâm