Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biển Đông có thể đón bão số 4

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết trong hôm nay, áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines sẽ đi vào Biển Đông.

Cảnh tan hoang của TP Hạ Long (Quảng Ninh) sau khi cơn bão số 3 (Yagi) đi qua. Ảnh: Mạnh Thắng.

Do chịu sự chi phối của nhiều yếu tố, dự báo diễn biến về cường độ và đường đi của bão sẽ rất phức tạp, khó lường.

Chiều qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn có công điện gửi UBND các tỉnh/thành phố từ Quảng Ninh đến Bình Thuận theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi, tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh.

Trên đất liền, tình hình thời tiết ở nhiều khu vực khá xấu. Tây Nguyên và Nam bộ, hôm nay và ngày mai tiếp tục có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ mưa rất to với lượng mưa phổ biến 40-80 mm, có nơi trên 150 mm. Đêm 18/9 và ngày 19/9, khu vực này tiếp tục có mưa vừa, mưa to và rải rác có dông, cục bộ mưa rất to với lượng mưa phổ biến 20-40 mm, có nơi trên 90 mm. Thời gian mưa tập trung vào chiều và đêm. Từ ngày 20/9, mưa lớn ở khu vực Tây Nguyên và Nam bộ giảm dần.

Trong chiều tối nay, miền Bắc và miền Trung cũng có mưa rào và dông rải rác, cục bộ xuất hiện mưa to đến rất to với lượng mưa từ 15-30 mm, có nơi trên 90 mm. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cơ quan khí tượng cũng lưu ý, hiện tượng bất thường tại đồng bằng sông Cửu Long. Trong những ngày tới, do lũ thượng nguồn về kết hợp kỳ triều cường, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh. Dự báo khoảng 21-22 tháng 9, mực nước cao nhất tại trạm Tân Châu, Châu Đốc có khả năng lên trên mức BĐ1 từ 0,1-0,2 m, sau đó biến đổi chậm.

Nguy cơ cao xảy ra ngập lụt các vùng trũng thấp, vùng ven sông, vùng ngoài đê bao ở An Giang, Đồng Tháp, Long An và vùng trũng thấp, ven sông các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long, đề phòng tình trạng sạt lở bờ bao, đê bao yếu tại các vùng xảy ra ngập lụt.

Ôtô trên đường phố Hà Nội bị cây đè nát sau bão Yagi Sau khi bão Yagi đổ bộ đêm 7/9, đường phố Hà Nội ngổn ngang biển quảng cáo, cột điện, cây cối đổ gãy, nhiều ôtô bị cây đè nát.

Biển Đông sắp đón cơn bão thứ 4, 2 kịch bản ảnh hưởng đến Việt Nam

Với tất cả những điều kiện hiện tại và tương lai cho thấy đường đi của áp thấp nhiệt đới và sau này có thể là cơn bão số 4 sẽ rất phức tạp so với cơn bão Yagi (bão số 3).

Biển Đông có thể đón bão số 4, diễn biến rất phức tạp

Áp thấp nhiệt đới hình thành ngoài khơi Philippines sẽ đi vào Biển Đông, hướng về phía quần đảo Hoàng Sa trong đêm nay và ngày mai, dự báo có thể mạnh lên thành bão.

Nhiều điểm bất thường từ cơn bão số 3 Yagi

Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa có báo cáo chỉ ra nhiều điểm bất thường của cơn bão số 3 Yagi, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

https://tienphong.vn/bien-dong-co-the-don-bao-so-4-post1673737.tpo

Nguyễn Hoài/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm