Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biến chất thải rắn thành năng lượng

Tất cả chất thải rắn, khi đưa vào hệ thống xử lý sẽ tạo ra các sản phẩm như dầu, than, gạch không nung... để phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Sáng 27/6, tại TP Đà Nẵng, Công ty cổ phần Môi trường Việt Nam khánh thành giai đoạn 1 Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Khánh Sơn và ứng dụng công nghệ xử lý chất thải rắn không chôn lấp. 

Khu liên hợp xử lý chất thải rắn được xây dựng trên diện tích 10 ha, tại thôn Khánh Sơn (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng). Nhà máy có tổng vốn đầu tư gần 900 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn. 

Các đại biểu tham quan dây chuyền xử lý rác thải tại nhà máy. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Các đại biểu tham quan dây chuyền xử lý rác thải tại nhà máy. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Giai đoạn 1 có vốn đầu tư 400 tỷ với công suất xử lý trên 200 tấn rác/ngày. Giai đoạn 2 dự kiến hoàn thành cuối năm 2016, công suất xử lý 700 tấn.

Chất thải rắn sẽ được phân loại thành 3 thành phần chính: nylon, rác hữu cơ và đất đá - xà bần - chai lọ thủy tinh. Sau đó, nylon sẽ được đưa vào dây chuyền nhiệt phân cracking để sản xuất ra dầu PO, RO và FO. 

Thành phần rác hữu cơ sẽ được đưa vào dây chuyền nung yếm khí để sản xuất ra than sinh học và than biochar. Các loại đất đá, xà bần, chai lọ thủy tinh sẽ được đưa vào lò khử nhiệt để sản xuất gạch không nung. 

Dây chuyền xử lý rác thải thành các sản phẩm năng lượng tái tạo. Ảnh: Đoàn Nguyên.
Dây chuyền xử lý rác thải thành các sản phẩm năng lượng tái tạo. Ảnh: Đoàn Nguyên.

Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Tài nguyên - Môi trường, cho biết đây là nhà máy đầu tiên trong cả nước ứng dụng công nghệ tiên tiến để biến 100% chất thải thành những sản phẩm có giá trị. 

Việc đưa nhà máy vào hoạt động mở ra bước ngoạt mới trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn. 

Ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Môi trường Việt Nam, cho hay: "Trong quá trình nghiên cứu và cải tiến công nghệ, chúng tôi đã phát triển và làm chủ công nghệ có thể tái sử dụng 100% thành phần hỗn hợp có trong chất thải rắn. 

Công nghệ này sẽ giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường, giúp TP Đà Nẵng sớm hoàn thành mục tiêu "thành phố môi trường" trong tương lai".

Đoàn Nguyên

Bạn có thể quan tâm