Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BIDV kế hoạch lãi trước thuế tăng 44%

Với kế hoạch dư nợ tín dụng tăng 10-12%, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất cả năm nay đạt 13.000 tỷ đồng, tăng 44% so với năm 2020 và là mức cao kỷ lục của nhà băng.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (BID) vừa công bố tài liệu chính thức họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021, dự kiến diễn ra ngày mai (12/3).

Theo tài liệu mới công bố, Hội đồng Quản trị BIDV dự kiến trình cổ đông kế hoạch tăng trưởng dư nợ tín dụng cả năm nay vào khoảng 10-12% so với 2020, đảm bảo tuân thủ giới hạn tín dụng do Ngân hàng Nhà nước giao. Ở chiều ngược lại, huy động vốn ngân hàng dự kiến tăng theo nhu cầu sử dụng vốn và tăng trưởng tín dụng vào khoảng 12-15%.

Với các chỉ tiêu tài chính này, ban lãnh đạo BIDV kỳ vọng lợi nhuận trước thuế hợp nhất cả năm nay sẽ đạt 13.000 tỷ đồng, tăng hơn 44% so với năm 2020 và là con số cao kỷ lục trong lịch sử hoạt động ngân hàng.

Đi kèm với mức lợi nhuận kỷ lục là tỷ lệ chi trả cổ tức không thấp hơn năm 2020 và tỷ lệ nợ xấu kiểm soát không vượt 1,6% tổng dư nợ.

Đặc biệt, cũng tại đại hội năm nay, BIDV cũng sẽ trình cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ thêm 8.304 tỷ đồng so với mức hiện tại, dự kiến đạt 48.524 tỷ.

KẾT QUẢ KINH DOANH HÀNG NĂM CỦA BIDV

Nhãn2012201320142015201620172018201920202021
Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 339052906297794977098665947310768901713000

Để thực hiện kế hoạch này, ngân hàng sẽ phát hành 207,36 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2019 (tỷ lệ 100:5,2, mỗi cổ đông sở hữu 100 cổ phiếu sẽ nhận thêm 5,2 cổ phiếu mới) và phát hành 281,5 triệu cổ phiếu trả cổ tức năm 2020 (tỷ lệ 100:7).

Ngoài ra, ngân hàng sẽ phát hành thêm 341,5 triệu cổ phiếu mới bằng hình thức chào bán ra công chúng hoặc chào bán riêng lẻ (tỷ lệ 100:8,5). Giá phát hành lô cổ phiếu này sẽ được xác định theo giá thị trường và thời gian thực hiện chào bán dự kiến trong giai đoạn 2021-2022 sau khi được chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong khi đó, thời gian thực hiện chia cổ tức bằng cổ phiếu dự kiến trong quý III hoặc IV năm nay.

Năm 2019 trước đó, nhà băng này cũng đã tăng mạnh vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là KEB Hana Bank (Hàn Quốc) nâng vốn điều lệ lên hơn 40.220 tỷ và thặng dư vốn cổ phần hơn 14.200 tỷ đồng.

BIDV ke hoach lai truoc thue 13.000 ty dong anh 1

BIDV hiện là ngân hàng có thị phần cho vay các tổ chức kinh tế và dân cư lớn nhất hệ thống ngân hàng thương mại với 13,4%. Ảnh: Quỳnh Trang.

Cùng với kế hoạch lợi nhuận và tăng vốn tham vọng, BIDV cũng đang có kế hoạch chuyển đổi Chi nhánh Yangon (Myanmar) thành ngân hàng con. Vốn điều lệ ngân hàng con sẽ là 100 triệu USD, tăng 15 triệu USD so với mức đầu tư hiện tại. Trong đó, ngân hàng con tại Myanmar này dự kiến sẽ đem về khoảng 1,5 triệu USD lợi nhuận trước thuế mỗi năm.

Tính đến cuối năm 2020, chi nhánh BIDV Yangon có tổng tài sản 120 triệu USD, vốn điều lệ 85 triệu USD, huy động vốn đạt 34 triệu USD, dư nợ cho vay đạt 23 triệu USD. Lợi nhuận trước thuế năm gần nhất cũng đạt 1,62 triệu USD.

Với hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, đến cuối năm vừa qua, BIDV có tổng tài sản đạt 1,516 triệu tỷ, tăng 1,8% so với năm 2019 và tiếp tục duy trì là ngân hàng thương mại cổ phần có tổng tài sản lớn nhất tại Việt Nam.

Các chỉ tiêu tài chính cũng ghi nhận tăng trưởng, gồm tổng nguồn vốn huy động đạt 1,402 triệu tỷ, tăng 2%; dư nợ tín dụng và đầu tư đạt 1,438 triệu tỷ, tăng 8,5%. Trong đó, riêng vốn huy động từ tổ chức, dân cư là 1,295 triệu tỷ, tăng 9,1% và dư nợ tín dụng đạt là 1,23 triệu tỷ, tăng 8,5%.

Hiện BIDV đang chiếm 13,4% dư nợ tín dụng toàn nền kinh tế, tương đương đứng đầu về thị phần cho vay tổ chức kinh tế và dân cư trong khối ngân hàng thương mại.

Cùng năm, ngân hàng này ghi nhận 50.037 tỷ đồng tổng thu nhập, cao hơn 4% so với năm liền trước. Tuy vậy, do phải trích lập xấp xỉ 1 tỷ USD chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, tăng 16% so với năm trước cùng một số chi phí khác gia tăng khiến lợi nhuận trước thuế cả năm 2020 của nhà băng này giảm 16%, đạt 9.026 tỷ đồng.

Ngân hàng lãi đậm

Bất chấp việc phải dành hàng nghìn tỷ để giảm lãi suất cho vay, miễn giảm lãi, phí cho khách hàng, nhiều ngân hàng vẫn báo lợi nhuận tăng cao.

BIDV lãi hơn 9.000 tỷ đồng

Theo lãnh đạo ngân hàng, do phải cắt giảm thu nhập hơn 6.400 tỷ để cơ cấu nợ, hạ lãi suất và miễn giãm lãi, phí nên cả lợi nhuận riêng và hợp nhất của ngân hàng năm qua đều giảm.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm