Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BIDV lãi hơn 9.000 tỷ đồng

Theo lãnh đạo ngân hàng, do phải cắt giảm thu nhập hơn 6.400 tỷ để cơ cấu nợ, hạ lãi suất và miễn giãm lãi, phí nên cả lợi nhuận riêng và hợp nhất của ngân hàng năm qua đều giảm.

Chia sẻ tại Hội nghị tổng kết hoạt động kinh doanh 2020 và triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2021 mới đây, ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT BIDV đã có thông tin về kết quả kinh doanh sơ bộ của ngân hàng này trong năm 2020 vừa qua.

Cụ thể, ông Tú cho biết cùng với tình hình chung của hệ thống ngân hàng năm vừa qua, BIDV cũng chịu ảnh hưởng lớn từ dịch Covid-19, tác động tới nền kinh tế và người dân, doanh nghiệp.

Đến cuối năm 2020, tổng tài sản của ngân hàng ước đạt 1,49 triệu tỷ đồng, gấp 1,5 lần năm 2016, và duy trì mức tăng trưởng bình quân 10,4%/năm giai đoạn 2016-2020. BIDV cũng tiếp tục duy trì là nhà băng có tổng tài sản lớn nhất hệ thống.

Trong đó, tổng dư nợ tín dụng và đầu tư đến cùng thời điểm của ngân hàng đạt 1,43 triệu tỷ, tăng 9% so với năm 2019. Riêng dư nợ tín dụng là 1,19 triệu tỷ, tăng 8,8% so với năm 2019 và gấp 1,92 lần năm 2016. Theo lãnh đạo BIDV, ngân hàng hiện chiếm bình quân 13,5% thị phần tín dụng toàn ngành và đứng đầu thị trường về thị phần tín dụng, quy mô dư nợ cho vay.

Đến hết năm 2020, tổng số dư huy động vốn của ngân hàng này cũng đạt hơn 1,27 triệu tỷ đồng, chiếm gần 11% thị phần tiền gửi toàn ngành và lớn nhất trong số các ngân hàng thương mại cổ phần hiện nay. Nếu tính trong giai đoạn 2016-2020, tăng trưởng huy động vốn bình quân của nhà băng này cũng đạt 12,5%/năm.

LỢI NHUẬN TRƯỚC THUẾ HỢP NHẤT CỦA BIDV

Nhãn2014201520162017201820192020
Lợi nhuận trước thuế tỷ đồng 62977949766886659391107329017

Với các chỉ tiêu tài chính này, ông Tú cho biết năm 2020, BIDV ghi nhận 8.515 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng mẹ và 9.017 tỷ đồng lợi nhuận hợp nhất. Kết quả kinh doanh kể trên đã vượt kế hoạch được Ngân hàng Nhà nước giao, nhưng vẫn giảm lần lượt 17% và 16% so với năm 2019.

Nguyên nhân khiến cả 2 chỉ tiêu lợi nhuận này đều giảm so với năm liền trước do BIDV đã phải cắt giảm hơn 6.400 tỷ đồng thu nhập để thực hiện cơ cấu nợ, hạ lãi suất và miễn giãm lãi, phí hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Hiện BIDV vẫn là ngân hàng có vốn điều lệ cao nhất hệ thống ngân hàng thương mại với 40.220 tỷ đồng. Các chỉ tiêu về an toàn hoạt động luôn đảm bảo theo quy định của Nhà nước, tiệm cận thông lệ quốc tế.

Trong năm 2021 này, lãnh đạo BIDV dự kiến tổng tài sản tăng khoảng 9%. Trong đó, dư nợ tín dụng đến cuối năm nay dự kiến tăng 12% (theo giới hạn tín dụng NHNN giao); huy động vốn sẽ tăng khoảng 12-14,8% theo nhu cầu sử dụng vốn và duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 1,6%.

Mới đây, cả Vietcombank và VietinBank cũng đã công bố kết quả kinh doanh sơ bộ năm 2020. Trong đó, Vietcombank ghi nhận khoản lãi trước thuế hơn nhất hơn 23.000 tỷ đồng năm vừa qua và VietinBank ghi nhận 16.450 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế riêng ngân hàng mẹ.

Vietcombank lãi trước thuế hơn 23.000 tỷ đồng

Lãnh đạo Vietcombank cho biết dù phải dành hơn 3.700 tỷ đồng lợi nhuận để giảm lãi suất cho vay, ngân hàng vẫn ghi nhận lãi trước thuế trên 23.000 tỷ năm vừa qua.

Quang Thắng

Bạn có thể quan tâm