Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ĐẠI HỘI ĐẢNG XIII

Bí thư An Giang: 'Phấn đấu đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững'

Bà Võ Thị Ánh Xuân kêu gọi toàn thể đảng viên và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, không lùi bước trước khó khăn, thử thách.

Chiều 25/9, Đại hội Đảng bộ tỉnh An Giang khóa XI, nhiệm kỳ 2020-2025 bế mạc. Đại hội đã bầu 18 đại biểu chính thức và một đại biểu dự khuyết đi dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ khóa mới, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân cho rằng được sự tín nhiệm của đại hội là vinh dự cũng vừa là trọng trách to lớn. Nữ bí thư 50 tuổi hứa nghiêm túc tiếp thu những ý kiến đóng góp của đại biểu, nhất là ý kiến chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng để bổ sung, hoàn chỉnh nghị quyết đại hội, sớm triển khai thực hiện.

Quyết tâm thứ hai là tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, tự lực, tự cường của đảng bộ; không ngừng rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực công tác, chung sức, chung lòng, nỗ lực hết mình cùng toàn đảng bộ, toàn quân, toàn dân tỉnh An Giang thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI đã đề ra.

Dai hoi Dang bo tinh An Giang anh 1

Bà Võ Thị Ánh Xuân phát biểu bế mạc đại hội. Ảnh: Phạm Ngôn.

“Không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện, đưa An Giang vươn lên trở thành tỉnh có quy mô nền kinh tế trong nhóm đầu của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức trung bình của cả nước, góp phần xây dựng An Giang - quê hương của Chủ tịch Tôn Đức Thắng ngày càng giàu đẹp, văn minh”, bà Võ Thị Ánh Xuân hứa.

3 khâu đột phá

Phát biểu bế mạc đại hội, người đứng đầu Đảng bộ tỉnh An Giang khẳng định các văn kiện thông qua tại đại hội là kết tinh trí tuệ và ý chí của toàn đảng bộ, toàn quân, toàn dân tỉnh An Giang. Đó là kết quả của việc quán triệt, vận dụng đúng đắn quan điểm, đường lối của Đảng, đồng thời là sự tổng kết sâu sắc thực tiễn không chỉ của nhiệm kỳ vừa qua mà là gần 35 năm đổi mới của đất nước, của tỉnh để định hướng mục tiêu, nhiệm vụ phát triển địa phương trong giai đoạn tiếp theo.

Trên cơ sở dự báo tình hình thế giới và trong nước, nhận định thời cơ và thách thức, đại hội đã thảo luận, thống nhất mục tiêu tổng quát trong 5 năm tới là phấn đấu đến năm 2025, kinh tế An Giang thuộc nhóm đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và đạt mức trung bình cả nước.

Để thực hiện mục tiêu đó, đại hội đã tập trung thảo luận và thống nhất 3 khâu đột phá, với 16 chỉ tiêu chủ yếu bao quát trên tất cả lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương.

Dai hoi Dang bo tinh An Giang anh 2

Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ khóa XI, Bí thư Tỉnh ủy An Giang Võ Thị Ánh Xuân phát biểu hạ quyết tâm. Ảnh: Phạm Ngôn.

Theo bà Võ Thị Ánh Xuân, thành công của đại hội là kết quả của quá trình chuẩn bị công phu, nghiêm túc của Tỉnh ủy; sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và sự quan tâm tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt của các ban đảng Trung ương.

Đó là động lực cổ vũ mạnh mẽ để đảng bộ, quân và dân An Giang phát huy đoàn kết, tranh thủ thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục đổi mới toàn diện và mạnh mẽ hơn nữa, phấn đấu đưa tỉnh nhà phát triển nhanh và bền vững.

“Thời gian tới có nhiều cơ hội thuận lợi, song cũng không ít khó khăn, thách thức. Thay mặt Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, tôi kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân trong tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, không lùi bước trước khó khăn, thử thách, ra sức thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XI”, Bí thư Tỉnh ủy An Giang nhấn mạnh.

11 giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XI do Phó bí thư Tỉnh ủy An Giang Lê Văn Nưng trình bày trước đại hội nêu ra 3 khâu đột phá là đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ phát triển công nghiệp và du lịch; nâng cao năng lực, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, cải thiện hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị; cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh.

Nghị quyết được đại hội thông qua xác định nhiều chỉ tiêu phát triển trong giai đoạn 2020-2025. Đó là tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 5 năm đạt 6,5-7%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 70,4-72,2 triệu đồng mỗi người/năm, tương đương 2.563-2.626 USD; tổng vốn đầu tư xã hội 5 năm đạt từ 164,6-176 nghìn tỷ đồng; kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt 5.285 triệu USD; thu ngân sách từ kinh tế địa bàn 5 năm đạt 41.303 tỷ đồng và tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 43%.

An Giang cũng phấn đấu tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt từ 75-80% và 30-35 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao. Phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ có thêm 2 huyện nông thôn mới, một huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao…

Nghị quyết nhiệm kỳ mới của tỉnh An Giang xác định giai đoạn 2025-2030 có tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 7-7,5%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2030 đạt từ 112,59-115,280 triệu đồng mỗi người/năm, tương đương 3.650-3.739 USD và tổng vốn đầu tư toàn xã hội 5 năm này đạt 220-227 nghìn tỷ đồng.

Dai hoi Dang bo tinh An Giang anh 3

48 người trong Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang khóa XI ra mắt đại hội. Ảnh: Phạm Ngôn.

Trong 11 giải pháp phát triển kinh tế - xã hội năm 2020-2025, An Giang sẽ đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng trong nông nghiệp, xây dựng thương hiệu nông sản, mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng, giá trị, sức cạnh tranh hàng hóa nông sản. Phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, tạo động lực mới cho tăng trưởng và phát huy mạnh mẽ thế mạnh về thương mại, dịch vụ và du lịch.

Trong đó, tỉnh đề ra phương hướng đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử và có lộ trình phát triển kinh tế số. Phát triển các trung tâm tập kết trung chuyển hàng hóa, các loại hình dịch vụ logistics.

An Giang cũng xác định việc phát huy vai trò của các cửa khẩu quốc tế trong việc kết nối Đồng bằng sông Cửu Long và TP Phnôm Pênh (Campuchia); đẩy mạnh giao thương, phát triển kinh tế biên giới; phát triển đồng bộ các loại hình du lịch tâm linh - sinh thái - nghỉ dưỡng. Đa dạng hóa sản phẩm du lịch, khuyến khích những loại hình văn hóa, giải trí về đêm… nhằm thu hút và giữ chân du khách.

Ông Võ Văn Thưởng: 'Phải quyết tâm đưa An Giang phát triển nhanh'

"Tôi đề nghị các đại biểu nêu cao trách nhiệm trước Đảng, trước nhân dân, tập trung thảo luận, phân tích những hạn chế, tìm giải pháp khả thi, phù hợp", ông Võ Văn Thưởng nói.

Tieu su ong Nguyen Tan Cuong hinh anh

Tiểu sử ông Nguyễn Tân Cương

0

Thượng tướng Nguyễn Tân Cương sinh năm 1966, quê ở thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam. Trước khi được bổ nhiệm giữ chức Tổng Tham mưu trưởng, tướng Cương đã kinh qua nhiều chức vụ.

Việt Tường - Hoàng Giám

Bạn có thể quan tâm