Dưới đây là một số lời khuyên cho các bạn trẻ có ý định kinh doanh trà sữa, đặc biệt là theo phương thức nhượng quyền.
Giảm nhiệt nhưng chưa hết “hot”
Trào lưu trà sữa bắt đầu từ cuối năm 2016, bùng nổ năm 2017 và đến nay dù đã bớt sôi động nhưng vẫn chiếm được cảm tình của đông đảo công chúng. Thậm chí thưởng thức trà sữa đã dần trở thành thói quen, nếp sống của một bộ phận người dân.
Uống trà sữa đã dần trở thành thói quen của người Việt. |
Theo báo cáo từ Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có giá trị 282 triệu USD vào năm 2016, tốc độ tăng trưởng 20% năm. Năm nay, ngành trà sữa được dự đoán tăng trưởng ổn định với tốc độ 5,7%/năm và sẽ tiếp tục tăng đến năm 2020.
Một cuộc khảo sát của Lozi gần đây công bố có tới 53% số người tham gia khảo sát uống trà sữa ít nhất 1 lần/tuần. Nếu trước đây, trà sữa chủ yếu được học sinh, sinh viên ưa thích, thì hiện nay, nhóm khách độ tuổi trung niên, gia đình… cũng thường xuyên chọn mua thức uống này. Tệp khách hàng tiềm năng của trà sữa mở rộng 15-34 tuổi, chiếm tới 30% dân số.
Tệp khách hàng trà sữa phủ rộng cả độ tuổi trung niên. |
Tệp khách hàng lớn, lợi nhuận cao nên kinh doanh trà sữa được các chuyên gia F&B đánh giá là xu hướng kinh doanh nổi bật, sau 6-12 tháng có thể thu hồi vốn.
Hiện nay, việc kinh doanh trà sữa đang được triển khai dưới 2 hình thức: phát triển thương hiệu mới và đăng ký đại lý nhượng quyền. Tuy nhiên, với 100 thương hiệu trà sữa lớn nhỏ đang tồn tại trên thị trường, bài toán phát triển thương hiệu mới khó khăn và đòi hỏi nhiều chi phí, nguồn lực. Hình thức đăng ký nhượng quyền được ưu ái hơn vì mức độ rủi ro thấp và chi phí đầu tư chỉ từ 300 triệu đồng đến 1 tỷ đồng.
Mấu chốt kinh doanh thành công
Thành công của một quán trà sữa phụ thuộc vào nhiều yếu tố: vị trí cửa hàng, chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ, phong cách quán… Như vậy, với hình thức kinh doanh nhượng quyền, vấn đề mấu chốt quyết định thành công chính là việc lựa chọn thương hiệu và vị trí phù hợp.
Mật độ quán trà sữa tại Hà Nội và TP.HCM rất lớn. Chỉ riêng tại TP.HCM đã có 1.625 cửa hàng trà sữa (thống kê của Lozi). Vì vậy hiện tại, phát triển quán trà sữa tại các thành phố, thị trấn trực thuộc tỉnh được đánh giá tiềm năng hơn.
Mới đây, quán trà sữa Pozaa Tea tại Hải Phòng - một cửa hàng dưới hình thức nhượng quyền đã gây được chú ý khi tiêu thụ hơn 3.000 cốc trà sữa trong ngày đầu khai trương.
Pozaa Tea Hải Phòng tiêu thụ hơn 3.000 cốc chỉ trong ngày đầu khai trương. |
Anh Hùng - chủ quán Pozaa Tea Hải Phòng cho biết khi quyết định chọn Pozaa Tea đăng ký nhượng quyền, anh không thể ngờ lại thu hút nhiều người đến vậy. “Riêng ngày đầu khai trương mình đã bán được 3.000 cốc trà sữa. Đến nay mỗi ngày 200-300 cốc là chuyện thường. Đây có thể coi là thành công bước đầu của mình”, anh Hùng cho biết.
Một thương hiệu nhượng quyền tốt phải đảm bảo 3 yếu tố: chất lượng đảm bảo, nguồn gốc nguyên liệu rõ ràng và tích cực hỗ trợ đại lý trong việc tối ưu quy trình và quảng bá cửa hàng. Theo founder một thương hiệu trà sữa danh tiếng Malaysia, rủi ro của mô hình nhượng quyền thương hiệu với sản phẩm này chính là nhà đầu tư có thể có nhiều vốn để nhượng quyền thương hiệu, nhưng lại không có đủ tâm huyết khi nhận quản lý thương hiệu.
Nếu như các yếu tố chất lượng và nguồn gốc có thể dễ dàng kiểm chứng bằng giấy tờ chứng nhận thì việc hỗ trợ của thương hiệu tới các đại lý lại khó thể kiểm chứng ngay từ đầu. Thực tế, nhiều thương hiệu trà sữa lớn nh đều đang thực hiện hình thức nhượng quyền. Tuy nhiên một số đại lý vẫn “chết yểu” do quy trình bàn giao lỏng lẻo, nhượng quyền ồ ạt, thương hiệu không mấy mặn mà trong việc hỗ trợ đại lý.
Bắt đầu đưa ra chính sách nhượng quyền từ đầu năm nay, Pozaa Tea hiện được đánh giá là thương hiệu có điều khoản nhượng quyền khá chỉn chu. 20 quán Pozaa Tea trên toàn quốc đều hoạt động ổn định và thu hồi vốn chỉ sau 3-6 tháng.
Chọn đúng thương hiệu là mấu chốt của thành công khi kinh doanh trà sữa nhượng quyền. |
Chủ thương hiệu Pozaa tea cho biết nhượng quyền là con dao 2 lưỡi, giúp thương hiệu mở rộng phạm vi và danh tiếng nhưng nếu làm không tốt, một cửa hàng thất bại cũng sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thương hiệu.
“Thành lập được 4 năm, tôi mất 3 năm xây dựng điều khoản, quy trình trước khi tung ra nhượng quyền. Ban đầu các đại lý hơi khó chịu khi mình kiểm duyệt thiết kế quán và thành phẩm pha chế rất kỹ. Nhưng sau đó họ gần như không phải phàn nàn và hiện tại đều kinh doanh thuận lợi”, vị đại diện này cho biết.
Vì vậy, ngoài việc quan tâm đến chất lượng đồ uống, nguồn gốc nguyên vật liệu là điều bắt buộc thì trước khi chốt trở thành đại lý của thương hiệu nào, bạn cần tìm hiểu các cam kết, điều khoản hỗ trợ của thương hiệu đó về sau.
Pozaa Tea đạt danh hiệu Thương hiệu tiêu biểu hội nhập châu Á - Thái Bình Dương. Mô hình trà sữa này được thiết kế hiện đại phù hợp với việc học tập, làm việc thay vì đơn thuần giải trí. Với tổng mức đầu tư ban đầu chỉ khoảng 300 triệu đồng, bạn có thể bắt đầu kinh doanh và trở thành đại lý nhượng quyền của Pozaa. Tham khảo chi tiết cách thức nhượng quyền tại đây.