Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí quyết có giấc ngủ ngon

Một lý do quan trọng khiến bạn không thể ngủ ngay lập tức sau khi chui vào chăn, đó là căng thẳng.

Ngủ ít vẫn khỏe (tác giả Satoru Tsubora) là cuốn sách giúp độc giả có thể sở hữu những giấc ngủ chất lượng, giữ được sức khỏe tốt, tràn đầy năng lượng.

Được sự đồng ý của Thái Hà Books - đơn vị giữ bản quyền - Zing trích đăng một phần cuốn sách.

Cách chuyển đổi "dây thần kinh ban ngày" sang "dây thần kinh buổi tối"

Người phải đối mặt quá nhiều căng thẳng, dây thần kinh tự trị sẽ không thể hoạt động tốt, vì thế khó có thể chìm vào giấc ngủ ngay lập tức.

Trái tim đập, lục phủ ngũ tạng hoạt động, bài tiết các loại hoóc môn, lưu thông máu. Nói tóm lại, dây thần kinh tự trị đóng vai trò điều hành các chức năng của cơ thể mà con người chúng ta chẳng thể điều khiển bằng ý thức.

Thậm chí, cũng chẳng nói quá khi cho rằng con người bị điều khiển bởi hoạt động của dây thần kinh tự trị. Đương nhiên, giấc ngủ cũng không phải ngoại lệ.

Trong dây thần kinh tự trị có hai loại dây thần kinh. “Dây thần kinh giao cảm” (dây thần kinh ban ngày) giúp cơ thể hoạt động năng nổ và “Dây thần kinh giao cảm phụ” (dây thần kinh buổi tối) giúp cơ thể được thư giãn.

Như vậy, thứ có ảnh hưởng rất lớn đối với giấc ngủ đó là dây thần kinh giao cảm phụ, tức dây thần kinh buổi tối.

Ngu it van khoe anh 1

Dây thần kinh giao cảm và giao cảm phụ đóng vai trò rất quan trọng đối với giấc ngủ. Ảnh minh họa: Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Dây thần kinh giao cảm và dây thần kinh giao cảm phụ sẽ thay thế cho nhau dựa vào môi trường hoặc tác dụng vật chất trong não. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp việc “thay thế” này không được tiến hành thuận lợi và đúng như những gì nên phải thế.

Dù có chui vào trong chăn đi nữa, mãi mà vẫn không thể ngủ được. Khi đó, có khả năng công tắc dây thần kinh tự trị chưa được chuyển đổi, vẫn ở trong trạng thái của dây thần kinh ban ngày.

Nhờ vào hoạt động của dây thần kinh giao cảm, khiến cơ thể trong trạng thái hoạt động năng nổ, cơ thể và trái tim sẽ được ở trong trạng thái hưng phấn, cũng có khi là căng thẳng.

Để có thể nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, ta phải chuyển đổi công tắc sang dây thần kinh giao cảm phụ - dây thần kinh buổi tối.

“Hô hấp bằng bụng” để tạo ra trạng thái thư giãn sâu nhất

Một phương pháp hiệu quả giúp chuyển đổi công tắc dây thần kinh tự trị đó là “Hô hấp bằng bụng”.

Ý thức về hô hấp và thực hiện nó, bằng cách đó sẽ khiến dây thần kinh giao cảm phụ hoạt động, có thể khiến toàn bộ cơ thể ở trong trạng thái thư giãn sâu nhất giống như khi ta đang ngủ.

Hô hấp bằng bụng không chỉ là hành động mời gọi sự buồn ngủ, mà nó còn mang hiệu quả nâng cao chất lượng giấc ngủ. Khi biến nó thành thói quen phải thực hiện mỗi đêm, chắc chắn bạn có thể kỳ vọng vào một giấc ngủ sâu mà trước nay chưa từng được trải nghiệm.

Vì thế, đó là cách làm “một mũi tên trúng hai đích”. Hãy cùng thử thực hiện phương pháp thở bằng bụng như dưới đây nhé.

Ngu it van khoe anh 2

Cách hít thở bằng bụng. Ảnh: Ngủ ít để khỏe.

Bí quyết 'Ngủ ít vẫn khỏe'

Để có thể ngủ ngay lập tức, giải pháp tốt nhất là hãy bộc bạch tất cả cáu giận và căng thẳng của trái tim trước khi chui vào chăn.

Phương pháp ngủ của những người thành công

Chắc hẳn bạn từng gặp vấn đề hóc búa không thể xử lý nổi nhưng sau khi ngủ dậy bỗng nhiên lại nảy ra cách giải quyết đơn giản? Người ta gọi đó là "phương pháp hồi tưởng".

Trích sách "Ngủ ít vẫn khỏe"

Bạn có thể quan tâm