Theo AP, rất nhiều sản phẩm của Zara được bày bán tại Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ) được phát hiện mang nhãn mác với dòng chữ "Tôi làm ra sản phẩm bạn sắp mua, nhưng tôi lại không được trả công". Sự việc được phát hiện lần đầu hôm 3/11 vừa qua.
Các công nhân đã gắn nhãn mác này nhiều khả năng tới từ Bravo Tekstil, một nhà máy dệt may tại thành phố Istanbul. Cơ sở trên đã đột ngột đóng cửa và nhiều công nhân ở đây đang yêu cầu được nhận 3 tháng lương còn thiếu cũng như khoản bồi thường nghỉ việc mà họ cho là đơn vị tuyển dụng đang nợ họ.
![]() |
Bên ngoài một cửa hàng Zara chuẩn bị mở tại Hà Nội. Ảnh: Quang Thắng. |
Những công nhân này đã thực hiện một chiến dịch ký tên để gây áp lực lên đơn vị vận hành nhà máy. Theo thông tin từ chiến dịch, nhà máy Bravo Tekstil là nơi chuyên gia công các mặt hàng thời trang cho Inditex, công ty mẹ của hãng thời trang nhanh nổi tiếng Zara.
Inditex là tập đoàn đến từ Tây Ban Nha và có vốn hóa thị trường vào khoảng 113 tỷ USD, một trong những nhà bán lẻ thời trang lớn nhất thế giới. Tập đoàn này sở hữu 7.405 cửa hàng và 163.450 nhân viên trên toàn cầu.
Zara cũng được cho là doanh nghiệp đã định hình lại ngành thời trang thế giới nhờ khả năng sản xuất nhanh chóng và mang đến những sản phẩm với mẫu mã hợp thời cùng giá cả phải chăng.
Inditex chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào liên quan đến vụ việc.
Trưa 9/11, Zara sẽ mở cửa tại Hà Nội
Ngày 9/11 tới đây, các tín đồ thời trang Hà Nội có thể mua sản phẩm của Zara trực tiếp ở cửa hàng tại Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu.
Những người 'thờ ơ' với Zara, H&M ở Việt Nam, họ là ai?
4
Ngay ngày đầu khai trương, cửa hàng H&M tại TP.HCM đã chật khách. Tuy nhiên, cũng có không ít tín đồ đã gần như ngó lơ khi những thương hiệu như Zara, H&M... có mặt tại Việt Nam.
Trưa 9/11, Zara sẽ mở cửa tại Hà Nội
1
Ngày 9/11 tới đây, các tín đồ thời trang Hà Nội có thể mua sản phẩm của Zara trực tiếp ở cửa hàng tại Trung tâm thương mại Vincom Bà Triệu.