Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bị lừa hơn 350 triệu đồng vì vay trực tuyến

Anh Dương Minh Tuấn (Hà Nội) cho biết công ty lừa đảo này đã cẩn thận đăng ký kinh doanh và có mã số thuế đầy đủ nhằm củng cố lòng tin trước khi đưa nạn nhân "vào tròng".

Với mong muốn được xét duyệt vay nhanh chóng, lãi suất thấp, nhiều người đã rơi vào bẫy của những "công ty cho vay trực truyến". Ảnh: Thúy Hạnh.

Với mong muốn được xét duyệt vay nhanh chóng, lãi suất thấp, nhiều người đã rơi vào bẫy của những "công ty cho vay trực truyến". Ảnh: Thúy Hạnh.

Không chỉ lợi dụng các trang thương mại điện tử dưới hình thức tuyển dụng để lừa đảo, các đối tượng xấu còn lập hàng loạt công ty tài chính, cho vay nhằm đánh vào sự cả tin của người dùng.

Anh Dương Minh Tuấn (Hà Nội) đã bị lừa 360 triệu đồng thông qua hình thức vay vốn trực tuyến chỉ trong vài giờ đồng hồ. Ngày 7/2 vừa qua, anh Tuấn do ngại vay mượn gia đình mà tìm đến các cơ sở cho vay trực tuyến, trong đó có công ty tài chính Song Hùng.
.

Chiêu trò "thao túng tâm lý"

Theo anh Tuấn, anh đã kiểm tra thông tin công ty và nhận thấy công ty có mã số thuế, người đại diện pháp luật nên đã tin tưởng thực hiện vay vốn.

"Bên đó quảng cáo là cho vay không mất thời gian thẩm định, lãi thấp và giải ngân nhanh, cũng có mã số thuế hẳn hoi nên tôi yên tâm đăng ký", anh Tuấn cho biết thêm.

Sau đó không lâu, một tài khoản có tên Trần Thông Dũng tự xưng là nhân viên chăm sóc khách hàng của công ty Song Hùng đã liên hệ đến anh Tuấn với lý do sai thông tin chuyển tiền. Theo lời người này, anh Tuấn đã nhập sai số tài khoản, cần nộp 20 triệu đồng phí ủy quyền để chỉnh sửa hồ sơ trong ngày.

Chỉ vừa đăng ký vay vốn, nạn nhân đã nhanh chóng nhận được thông báo xét duyệt thành công từ các "công ty tài chính ảo". Ảnh: NVCC.
vay lai suat thap anh 1
vay lai suat thap anh 1

Chỉ vừa đăng ký vay vốn, nạn nhân đã nhanh chóng nhận được thông báo xét duyệt thành công từ các "công ty tài chính ảo". Ảnh: NVCC.

"Người này nói với tôi sẽ cộng khoản tiền nộp vào số tiền tôi nhận được. Họ còn gửi cả văn bản có mộc đỏ, địa chỉ công ty ở TP.HCM", anh Tuấn kể lại chiêu trò của kẻ lừa đảo.

Anh Tuấn cho biết dù đã thực hiện theo đúng hướng dẫn nhưng các "câu lệnh" luôn xảy ra lỗi. Ban đầu anh được thông báo ghi nhầm số tài khoản, sau đó là sai nội dung chuyển tiền, vi phạm hợp đồng hay rút tiền sai.

Những kẻ lừa đảo dưới danh xưng "giám đốc", "nhân viên tư vấn" liên tục gọi điện chất vấn nạn nhân, la mắng khiến anh Tuấn từ nghi ngờ chuyển sang tin tưởng hoàn toàn rằng "bản thân làm sai".

"Nhân viên tên dũng nói tôi ghi sai nội dung, sau đó bảo tôi tiếp chuyện một người khác bảo là phòng ủy quyền để giải quyết sự cố. Cả 2 thay phiên mắng tôi làm sai, gây ảnh hưởng công ty. Đến lúc đó tôi gần như bị thao túng tâm lý hoàn toàn, họ nói gì tôi cũng làm theo", nạn nhân kể.

Số tiền được yêu cầu chuyển khoản để "sửa hồ sơ" tăng dần sau những tin nhắn. Ban đầu là 20 triệu đồng, 40 triệu đồng, 100 triệu đồng và 200 triệu đồng. Đến cuối khi số tiền đã lên đến 360 triệu đồng, nạn nhân mới bất ngờ nhận ra dường như đã "vào tròng" của một tổ chức lừa đảo.

Ngày 8/2, anh Tuấn đến cơ quan chức năng để trình báo sự việc thì được biết đây là chiêu trò phổ biến gần đây của những kẻ lừa đảo.

"Tôi cũng nhận được cuộc gọi đe dọa từ phía Song Hùng là nếu không nộp tiếp 200 triệu đồng để kịp giải ngân thì sẽ đến tận nhà xử lý rồi người thân sẽ không yên ổn đâu", anh Tuấn chia sẻ.

Địa chỉ ảo, công ty ma

Anh Tuấn cho biết công ty được thông báo nằm ở địa chỉ số 51 đường Nguyễn Cư Trinh, quận 1 (TP.HCM). Tuy nhiên sau khi tìm đến địa chỉ trên thì không có công ty tài chính Song Hùng nào được hoạt động.

Theo thông tin tra cứu từ cổng thông tin quốc gia, công ty TNHH Đầu tư Tài Chính Song Hùng có người đại diện là ông Tạ Văn Sự. Song, khi liên lạc đến số điện thoại được cung cấp theo thông tin thì đây là số điện thoại không còn được sử dụng, đã bị khóa.

vay lai suat thap anh 2

Vì được đăng ký kinh doanh và cấp mã số thuế đầy đủ, "công ty ma" với địa chỉ và số điện thoại giả vẫn dễ dàng lừa được loạt người dùng.

"Tội phạm công nghệ ngày càng tinh vi, tôi cũng đã cố gắng tìm kiếm thông tin, tra cứu mã số thuế nhằm đề phòng nhưng vẫn không thoát. Lúc đó tâm trí tôi như bị thôi miên, chỉ biết tìm cách vay tiền gửi kẻ lừa đảo, tỉnh ra mới thấy mình dại", anh Tuấn chia sẻ thêm.

Ông Ngô Minh Hiếu, đồng sáng lập dự án Chống lừa đảo, chia sẻ với Zing về những dấu hiệu nhận biết lừa đảo trên không gian mạng bao. Người dân không giao dịch tài chính hay cung cấp thông tin danh tính với người lạ trên mạng, đặc biệt là những người tự chủ động nhắn tin trước qua các nền tảng mạng xã hội

Các chiêu trò dẫn dụ bằng cách tạo niềm tin thường có bao gồm tự chủ động gửi tiền cho tiêu xài, gửi quà tặng từ nước ngoài hay phần thưởng bất ngờ.Trước khi đầu tư tài chính, người dân nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm đầu tư, phân tích các rủi ro liên quan, và tìm hiểu về mục tiêu tài chính của mình. Nếu cần, hãy hỏi ý kiến của một chuyên gia tài chính hoặc một nhà đầu tư tài chính chuyên nghiệp.

“Cần nên cảnh giác cao với các lời mời đầu tư tài chính online, việc nhẹ lương cao hay khuyến mãi. Kịch bản chung là khi tiếp cận được nạn nhân dù là qua trực tiếp nhắn tin trước, bọn lừa đảo đều sẽ dẫn nạn nhân đến các hội nhóm kín trên nền tảng Telegram để bắt đầu lừa đảo vì nền tảng này có thể thu hồi tin nhắn 2 đầu thoại", ông Hiếu cho biết.

Ông Hiếu cũng chia sẻ thêm về 3 dấu hiệu lừa đảo trích từ trang dauhieuluadao.com thuộc Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC). Kẻ lừa đảo thường tạo ra cảm giác cấp bách để đánh lừa khả năng nhận định của nạn nhân. Ví dụ như liên tục hối thúc chuyển khoản tiền hay giao nộp thông tin cá nhân.

Vì vậy người dùng cần bình tĩnh, đặt câu hỏi ngược lại và dành thời gian tìm hiểu để tránh bị dồn vào tình huống xấu.

Nếu nhận được cuộc gọi liên quan đến tổ chức, doanh nghiệp bất kỳ, người dân nên tìm hiểu và tra cứu số điện thoại từ trang chính thống của tổ chức để tránh gặp phải các tổ chức giả.

Ngoài ra, người dân có thể tham khảo thêm về thông tin, độ tin cậy các trang dẫn, cập nhật dấu hiệu lừa đảo thông qua những trang thông tin thuộc quản lý của NCSC như chongluadao.vn, tinnhiemmang.vn, dauhieuluadao.vn, canhbao.ncsc.gov.vn.

“Khi nhận được những cuộc gọi có nội dung ‘Ngân hàng đang có chương trình hạn mức’ hoặc ‘Sim của bạn sắp bị khóa’… Người dùng nên tắt máy và ra trực tiếp ngân hàng hoặc nhà mạng mình đang sử dụng để xử lý, không nên truy cập vào bất kỳ đường dẫn nào và có thể báo cáo lên trang web thuộc NCSC", ông Hiếu chia sẻ thêm.

Trước đó vào ngày 7/2, Công an tỉnh Tây Ninh cũng đã thông báo về tình trạng giả dạng nhân viên tài chính để lừa đảo vay tiền với chiêu trò tương tự.

Đối tượng mà các tên lừa đảo nhắm tới thường là những người dân có nhu cầu vay vốn nhưng không muốn mất nhiều thời gian hoặc không được ngân hàng xét duyệt hồ sơ. Vì vậy chỉ cần vài cuộc điện thoại, tin nhắn mồi chài, kẻ gian đã nhanh chóng "câu" được con mồi bằng thủ đoạn trên.

Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ

Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.

Bài liên quan

Đan Thanh

Bạn có thể quan tâm