Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bi kịch kết hôn giả của giới đồng tính Trung Quốc

Bất hạnh vì lỡ vướng vào cuộc hôn nhân với trai đồng tính, nhiều phụ nữ Trung Quốc còn chịu không ít thiệt thòi và điều tiếng khi quyết định ly hôn để tự giải thoát bản thân mình.

Bi kịch kết hôn giả của giới đồng tính Trung Quốc

Bất hạnh vì lỡ vướng vào cuộc hôn nhân với trai đồng tính, nhiều phụ nữ Trung Quốc còn chịu không ít thiệt thòi và điều tiếng khi quyết định ly hôn để tự giải thoát bản thân mình.

Nhiều phụ nữ Trung Quốc không ngờ mình lấy phải trai đồng tính.

Bộ mặt thật của người chồng

Cô Ge, 27 tuổi, người gốc tỉnh Giang Tô, bắt đầu hẹn hò với anh chàng tên Yang, 32 tuổi, người gốc An Huy năm 2008. Yang là một người đàn ông rất ưa nhìn, công việc ổn định. Cả hai tiến tới hôn nhân năm 2009 với một bí mật khủng khiếp được che giấu mà phải 3 năm sau Ge mới phát hiện ra.

Cuộc hôn nhân của Ge bề ngoài có vẻ hoàn toàn yên ấm nhưng thực tế không phải như vậy. Đời sống vợ chồng của Ge-Yang gần như không có sex khi Yang thường xuyên viện hết lý đo này đến lý do khác để “trốn nợ” với vợ dù hàng ngày anh vẫn tỏ ra chu đáo, quan tâm tới “người đầu gối tay ấp”. Quá thất vọng cùng với nỗi ngờ vực chồng bồ bịch bên ngoài, Ge quyết tìm cho ra câu trả lời.

Nhân cơ hội chồng đi làm, Ge lục lọi khắp nhà, kiểm tra những đồ dùng cá nhân của anh. Cuối cùng, Ge tìm thấy thứ khiến cô sụp đổ. Một bức thư tình được giấu kín trong ngăn tủ riêng của Yang. Và điều gây sốc nhất là, người trong mộng của chồng cô lại chính là em trai mình. Bức thư với những lời lẽ yêu thương nồng cháy, thậm chí, khiêu dâm mà Yang viết cho em trai vợ đã tố cáo tất cả, anh ta đồng tình và không hề yêu cô. Yang yêu và có quan hệ tình dục với em trai Ge khi về thăm quê vợ trong giai đoạn tìm hiểu, yêu đương. Ngay lập tức, Ge đệ đơn xin ly hôn.

Ở Trung Quốc, ly hôn ngày càng dễ dàng và đang gia tăng. Vụ ly hôn của vợ chồng Ge-Yang cũng vậy. Dù tòa án bác yêu cầu bồi thường ly hôn của Ge theo luật ly hôn của Trung Quốc, nhưng Yang đã chấp nhận đền bù cho “người vợ hờ” 8.000 USD.

Các kịch bản tương tự như của cặp vợ chồng Ge-Yang ngày càng phổ biến trong xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, không nhiều người vợ may mắn như Ge khi chồng cũ sẵn sàng trả tiền bồi thường ly hôn dù chiếu theo pháp luật, anh ta không cần phải làm vậy.

Theo luật hôn nhân gia đình của Trung Quốc, bồi thường ly hôn được quy định trong 4 trường hợp cụ thể bao gồm: Bạo lực gia đình; Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng; Sống như vợ/chồng với một người khác giới tính và không quan tâm, chăm lo cho vợ con. Còn những phụ nữ đệ đơn ly hôn vì chồng đồng tính lại không nằm trong diện được hưởng đền bù ly hôn.

Trong khi đó, theo một ước tính, hiện Trung Quốc có tới 16 triệu phụ nữ đã đăng ký kết hôn với những người chồng đồng tính. Tuy nhiên, trên thực tế, con số chính thức còn có thể cao hơn rất nhiều.

Ngày càng nhiều cô gái Trung Quốc mắc lừa, lấy phải chồng đồng tính.

Những người phụ nữ đáng thương chẳng may vớ phải ông chồng đồng tính được gọi là “tongqi” và phần lớn họ không được biết sự thật về xu hướng tình dục của chồng mình trước khi kết hôn. Sau khi “gạo đã thổi thành cơm” những người phụ nữ rơi vào bi kịch hôn nhân tương tự hoặc thậm chí tồi tệ hơn cô Ge nếu ông chồng còn công khai bồ bịch, bỏ bê vợ.

Ly hôn là lối thoát duy nhất của những cuộc hôn nhân bi kịch này dù điều đáng buồn là pháp luật Trung Quốc lại không bảo vệ quyền lợi chính đáng của những người phụ nữ vốn đã rất thiệt thòi không may lấy phải chồng hờ.

Song trong những ngày gần đây, một tòa án trung cấp của Bắc Kinh, một trong những cơ quan quyền lực nhất ngành tư pháp ban hành một thông báo và các khuyến nghị để ngăn chặn sự tăng lên chóng mặt của các cuộc hôn nhân được gọi là kết hôn giả, kết hôn đối phó (với người chồng đồng tính).

Theo đó, cơ quan lập pháp của Trung Quốc sẽ cho phép hủy bỏ các cuộc hôn nhân mà người chồng bị phát hiện đồng tính và cho phép người vợ kiện đòi các khoản bồi thường. Hơn nữa, sau khi ly hôn, người vợ còn có khả năng được cấp chứng nhận tình trạng độc thân, chưa kết hôn.

Ở Trung Quốc, nơi những người phụ nữ đã ly hôn thường bị kỳ thị và phần lớn nam giới nước này quan niệm phải cưới vợ trinh thì quy định mới trên rất có ý nghĩa đối với nạn nhân của các cuộc hôn nhân đối phó nhằm để họ có nhiều cơ hội yêu đương, hẹn hò và kết hôn với những người đàn ông thực sự khác.

Ở Trung Quốc, đàn ông truyền thống quan niệm phải kết hôn với một người con gái chứ không phải một phụ nữ đã từng kết hôn. Do đó, việc cấp chứng nhận độc thân, chưa từng kết hôn cho những phụ nữ ly hôn với chồng người đồng tính rất có ý nghĩa đối với họ”, ông Liu Bohong một chuyên gia nghiên cứu về giới bình luận.

Đồng tình với nhận xét đó, một nhà phân tích họ Zhang nhấn mạnh thêm, “Các khuyến nghị mới cũng sẽ là cảnh báo đối với những người đàn ông đồng tính đang ấp ủ ý định kết hôn để che đậy giới tính thật của mình”.

Trải lòng của trai đồng tính

Trong khi đó, đối với cộng đồng đồng tính ở Trung Quốc, những quy định mới cũng tạo nên làn sóng bình luận, tranh cãi sôi nổi và thậm chí gay gắt. Qiang, một blogger đồng tính nổi tiếng trong cộng đồng mạng Trung Quốc phân trần: “Không ít người đồng tính không thể đối mặt với định kiến xã hội và sự phân biệt đối xử của những người xung quanh đối với mình. Do đó, họ đành phải cố che dấu khuynh hướng tình dục của họ bằng một cuộc hôn nhân truyền thống được xã hội chấp nhận và được pháp luật cho phép. Những người này thà sống không phải là chính mình còn hơn là phải đối mặt với những ánh mắt kỳ thị của người đời”.

Ngoài ra, theo blogger Qiang, lý do khiến các cuộc hôn nhân giả, đối phó ngày càng gia tăng còn xuất phát từ nhận thức văn hóa truyền thống của người dân trong nước. Ở Trung Quốc, việc lấy vợ, sinh con, duy trì dòng giống là nghĩa vụ và trách nhiệm chính của một người đàn ông. Do đó, dưới áp lực gia đình, nhiều đồng tính nam chấp nhận kết hôn với một người con gái họ không hề có yêu để báo hiếu và làm vừa lòng cha mẹ. Ngoài hai nguyên nhân chính trên, cũng có trường hợp nhiều người chưa nhận ra khuynh hướng tình dục thực sự của họ tại thời điểm kết hôn.

Trong một số trường hợp cụ thể có một sĩ quan cảnh sát đồng tính 26 tuổi đã viết thư xin lỗi cha mẹ và tiết lộ mình đồng tính khi bị thúc giục kết hôn không ngừng. Trong lá thư, người con trai đã cám ơn cha mẹ đã sinh ra và nuôi dưỡng mình nên người. Đổi lại, anh cũngluôn tâm niệm vâng lời cha mẹ và sự thực là từ trước tới nay, anh chưa từng trái lời họ. Tuy nhiên, chỉ duy nhất lần này, đối với việc kết hôn anh khó lòng mà làm theo ý muốn của cha mẹ được khi anh là người đồng tính. “Con thực lòng không muốn kết hôn vì con không bao giờ yêu được một cô gái”, viên sĩ quan cảnh sát thổ lộ với cha mẹ.

Tuy nhiên cuối cùng, không đành lòng thấy cha mẹ phiền lòng, viên sĩ quan cảnh sát đành chấp nhận chuyện hôn nhân.

“Năm ngoái, khi cha mẹ hỏi tại sao con không chịu yêu đương, cưới vợ đi, nhà chúng ta đã lục đục một trận. Vài ngày sau đó, mẹ lại đề nghị nếu con đồng ý, mẹ sẽ nhờ người mai mối cho con. Con nói con không thích và con không muốn và mẹ đã khóc vì điều đó. Rồi mẹ nói, cha mẹ đã già rồi và muốn sớm có cháu bế để có thể yên lòng trước khi nhắm mắt xuôi tay. Lúc đó, đập vào mắt con là mái đầu bạc trắng và những nếp nhăn khắc khổ trên gương mặt mẹ. Trái tim con đau đớn, run rẩy và bắt đầu yếu mềm. Cuối cùng, không thể cương quyết nữa, con nhượng bộ, đồng ý chuyện kết hôn. Con đã tự buộc đời mình vào nơi tăm tối, đau khổ để đổi lấy nụ cười mãn nguyện của cha mẹ”, một đoạn trong lá thư dài xúc động của viên sĩ quan viết.

Ngoài ra, vấn đề kết hôn đối phó của người đồng tính còn thổi bùng lên cuộc tranh luận về chuyện cho phép kết hôn đồng tính ở Trung Quốc.

“Giải pháp cho vấn đề tongqi là... pháp luật cho phép hôn nhân đồng tính để người đồng tính nam có quyền chung sống với người họ yêu. Quan trọng hơn, pháp luật còn cần phải tăng cường giáo dục cộng đồng để giảm và hướng tới xóa bỏ thành kiến cũng như phân biệt đối xử với người đồng tính. Nếu như vậy, người đồng tính sẽ chẳng bao giờ ràng buộc mình vào một cuộc hôn nhân khác giới mà họ hoàn toàn không mong muốn”, blogger Qiang nhấn mạnh.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm