Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 quái vật đại dương đáng sợ nhất thời tiền sử

Những sinh vật lớn và đáng sợ nhất thế giới từng sinh sống trong lòng các đại dương cách đây hàng triệu năm. Dưới đây là 10 quái vật đại dương to lớn và đáng sợ nhất.

10 quái vật đại dương đáng sợ nhất thời tiền sử

Những sinh vật lớn và đáng sợ nhất thế giới từng sinh sống trong lòng các đại dương cách đây hàng triệu năm. Dưới đây là 10 quái vật đại dương to lớn và đáng sợ nhất.

1. Ngư long Shastasaurus

Ngư long là động vật săn mồi trông giống như cá heo sống trong kỷ Triat, cách đây hơn 200 triệu năm. Kích thước của nó thực sự khổng lồ và giành danh hiệu loài bò sát biển lớn nhất từng được biết đến. Một con ngư long trưởng thành có chiều dài 20 m, dài nhất so với các loài động vật săn mồi khác. Tuy nhiên, sinh vật to xác này có vẻ không quá đáng sợ khi nó không phải là động vật ăn tạp mà chủ yếu chỉ ăn cá.

9. Cá sấu khổng lồ Dakosaurus

Cá sấu khổng lồ thống trị đại dương thời cổ đại Dakosaurus lần đầu tiên được phát hiện ở Đức. Nó có thân hình giống với loài bò sát và sở hữu những kỹ năng săn mồi khủng khiếp, có thể sánh ngang với cá voi sát thủ ngày nay và kẻ hủy diệt nổi tiếng nhất mọi thời đại: khủng long bạo chúa T-rex. Dakosaurus cũng là sát thủ hàng đầu của đại dương kỷ Jura.

Ngày nay, xương hóa thạch của Dakosaurus được tìm thấy ở khắp các đại dương từ Anh, Nga cho tới Argentina. Dù được so sánh là rất giống với cá sấu hiện đại ngày nay song Dakosaurus có kích thước đồ sộ hơn hẳn. Một con Dakosaurus có thể dài tới 5 m. Đặc điểm xương hàm và răng của nó khiến các nhà khoa học kết luận, Dakosaurus là mồi trong những loài dã thú săn mồi đỉnh nhất thời cổ đại.

8. Chúa tể đại dương Thalassomedon

Thalassomedon là một loài Pliosaur - loài bò sát biển khổng lồ theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là “Chúa tể đại dương”. Không phải bỗng dưng mà người ta đặt cho chúng cái tên như vậy. Một con Thalassomedon có chiều dài khoảng 12m và có chân chèo cũng dài tới 2m, cho phép nó bơi tới những vùng biển sâu nhất.

Với chiếc cổ dài 6m sẽ dễ dàng giúp Thalassomedon đớp con mồi và nuốt trọn. Trong suốt kỷ Phấn trắng, Thalassomedon được mệnh danh là loài động vật ăn thịt đáng sợ nhất của đại dương. Tuy nhiên, danh hiệu này của Thalassomedon không còn khi loài khủng long ăn thịt mới sống dưới biển xuất hiện.

7. Thợ săn dưới nước Nothosaurus

Nothosaurus chỉ có chiều dài 4m nhưng là một trong những thợ săn dưới nước hung hăng nhất. Với cái miệng rộng đầy răng nhọn hoắt, sắc lẹm và hướng ra bên ngoài, chứng tỏ Nothosaurus rất háu ăn. Thức ăn chính của nó là mực và cá.

Nothosaurus được cho là loài động vật săn mồi phục kích, chuyên tấn công và tiêu diệt con mồi bằng tốc độ và bất ngờ. Người ta tin rằng Nothosaurs có họ hàng với Pliosaur - loài bò sát biển khổng lồ. Hóa thạch cho thấy rằng chúng sống trong kỷ Triat, cách đây hơn 200 triệu năm.

6. Khủng long dưới nước Tylosaurus
 

Kích thước của Tylosaurus cực đồ sộ với chiều dài lên tới 15 m. Chế độ ăn uống của Tylosaurus rất đa dạng. Dạ dày hóa thạch được tìm thấy của Tylosaurus vẫn còn lưu lại dấu tích của những gì nó đã ăn bao gồm cá, cá mập, thằn lằn cổ dài, một số loài chìm không bay được và thậm chí, những đồng loại nhỏ hơn của nó.

Tylosaurus sống trong suốt giai đoạn cuối kỷ Phấn trắng ở khắp các vùng biển Bắc Mỹ và trở thành một trong những loài động vật săn mồi đỉnh nhất trong vài triệu năm.

5. Ngư long Thalattoarchon Saurophagis

Chỉ mới được phát hiện gần đây, T. Saurophagis nổi tiếng với kích thước đồ sộ tương đương một chiếc xe buýt trường học. Một con T. Saurophagis trưởng thành có chiều dài khoảng 9m. Nó thuộc nhóm đầu tiên của loài ngư long sống trong kỷ Triat, cách đây 244 triệu năm.

Sau kỷ tuyệt chủng Permi (dẫn đến sự tuyệt chủng của hàng loạt loài sinh vật lớn nhất trái đất, 95% sinh vật biển được cho là đã bị xóa sổ), loài T. Saurophagis vẫn còn sống sót trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, việc phát hiện ra chúng mang lại cho các nhà khoa học hiểu biết mới về sự phục hồi nhanh chóng của hệ sinh thái.

4. Bò sát cổ dài Tanystropheus

Tanystropheus là loài bò sát không hoàn toàn thuộc về biển. Tuy nhiên, khẩu phần ăn chủ yếu của chúng là cá nên các nhà khoa học cho rằng, Tanystropheus chủ yếu sống dưới nước. Nó nổi tiếng với chiếc cổ siêu dài để săn bắt cá.

Một con Tanystropheus trưởng thành có chiều dài khoảng 6m và được cho là đã sống trong kỷ Triat, cách đây gần 215 triệu năm.

3. Sát thủ Liopleurodon

Liopleurodon là một loài bò sát biển dài hơn 6 mét. Nó chủ yếu sống ở các vùng biển bao phủ châu Âu trong kỷ Jura và là một trong những sát thủ hàng đầu. Hàm của chúng được cho là dài khoảng 3 m- gần bằng nửa chiều dài cơ thể. Với hàm răng “khủng bố” này, không khó hiểu khi Liopleurodon là kẻ thống trị chuỗi thức ăn dưới biển trong thời tiền sử.

2. Gã khổng lồ của biển cả Mosasaurus

Nếu một con Liopleurodon được cho là rất lớn thì một con Mosasaurus sẽ được cho là khổng lồ. Nhiều bằng chứng cho thấy Mosasaurus có thể đạt tới chiều dài 15 m và là loài động vật săn mồi lớn nhất của đại dương trong kỷ Phấn Trắng. Đầu của Mosasaurus giống như của một con cá sấu châu Phi, với hàng trăm chiếc răng sắc nhọn có khả năng giết chết ngay cả những kẻ thù có bộ áo giáp kín đáo nhất.

1. Cá mập khổng lồ Megalodon

Megalodon sống trong kỷ nguyên Kainozoi (Đại Tân sinh) cách đây từ 28 đến 1,5 triệu năm trước, được coi là một trong những động vật ăn thịt to lớn nhất trong lịch sử động vật có xương sống. Đây được xem là phiên bản vĩ đại của cá mập trắng khổng lồ hiện nay. Tuy nhiên, nếu cá mập trắng khổng lồ chỉ dài tối đa 6m thì Megalodon đạt tổng chiều dài tới 20 m với cân nặng khoảng 103 tấn.

Do đó, Megalodon được coi là loài cá mập lớn nhất dưới đại dương và là một trong những loài sinh vật biển lớn nhất từng được biết đến.

Phương Đăng

Theo Infonet

Phương Đăng

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm