Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bí ẩn sau cái chết bất thường vì ung thư của cựu phi công Mỹ

4 sĩ quan thử nghiệm vũ khí tại căn cứ hải quân Mỹ ở California đã chết vì ung thư một cách bất thường. Điều đó dẫn đến nghi ngờ bức xạ radar của máy bay khiến họ bị ung thư.

Các sĩ quan chết vì ung thư làm nhiệm vụ tại trạm thử nghiệm vũ khí không quân hải quân Mỹ ở China Lake, bang California, tạp chí McClatchy cho biết. Họ là những phi công thử nghiệm hàng đầu của hải quân Mỹ. Mỗi phi công có hàng nghìn giờ bay, 2 trong số họ chỉ huy khóa huấn luyện không chiến Topgun, khóa huấn luyện phi công ưu tú nổi tiếng của Mỹ.

Trong đó, đại úy Alexander Hnarakis là một phần cảm hứng cho bộ phim bom tấn Topgun do Tom Cruise thủ vai. Thông tin về những tử vong bất thường do ung thư đối với các sĩ quan chỉ huy của không quân hải quân Mỹ đã được chia sẽ với McClatchy trong các cuộc phỏng vấn.

Trong những tháng gần đây, các thành viên của nhóm phi công thử nghiệm của hải quân và không quân đã lên tiếng để gây chú ý về vấn đề và cố gắng tìm câu trả lời, điều gì gây ra bệnh ung thư?

Mắc bệnh ung thư đáng ngờ

Tại khu thử nghiệm China Lake, 3 trong số 4 sĩ quan chỉ huy phục vụ trực tiếp tại đây. Đại úy John D. Langford, sĩ quan chỉ huy từ năm 1998-2000, đã chết vì ung thư não ở tuổi 66 vào năm 2015.

Đại úy James Seaman, sĩ quan chỉ huy từ năm 2000-2002, chết vì ung thư phổi vào tháng 4/2018 ở tuổi 61. Đại úy Alexander Hnarakis, chỉ huy từ năm 2002-2004, chết vì ung thư tuyến giáp vào tháng 5/2018 ở tuổi 62. Đại úy Jeffrey Dodson, chỉ huy từ năm 2009-2012, chết vì ung thư não vào tháng 7/2016 ở tuổi 55.

Cuu phi cong My mac ung thu gia tang anh 1
Đại úy John D. Langford, một trong bốn sĩ quan chỉ huy tại khu thử nghiệm China Lake qua đời vì ung thư. Ảnh: Hải quân Mỹ.

“Mọi người đang tìm kiếm sự liên quan, khi bạn già đi, đôi khi bạn bị ung thư, nhưng tỷ lệ khá đáng sợ. Khi bạn nhận thấy một sự trùng hợp gây sốc như vậy, sẽ có một cái gì đó đằng sau chúng và đó là thách thức để tìm hiểu xem nó là gì”, Đại úy Dave Kennedy, một phi công thử nghiệm đã nghỉ hưu từng làm việc chung với đại úy Seaman và Hnarakis nói.

Khu thử nghiệm China Lake không phải là nơi duy nhất mà các phi công thử nghiệm phát hiện mắc ung thư. 6 phi công thử nghiệm F-15 của không quân và các sĩ quan hệ thống vũ khí tại một căn cứ ở North Carolina, với độ tuổi từ 33-43, được chẩn đoán mắc các dạng ung thư niệu sinh dục.

Họ có thời gian phục vụ từ năm 2002-2005. Các phi công tại phi đội thử nghiệm máy bay chiến đấu 334, tại căn cứ không quân Seymour Johnson ở Goldsboro đã hoàn thành ít nhất 2.100 giờ bay.

Một số trường hợp ung thư khác cũng được phát hiện, theo báo cáo của McClatchy. Đó có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có yếu tố nào gây ra hoặc thúc đẩy sự phát triển của ung thư. Chủ đề này có thể tác động lớn đến cộng đồng phi công F-15 và các máy bay khác.

Một nghiên cứu của không quân vào năm 2010 tập trung vào 7 bệnh ung thư não được tìm thấy trong số các thành viên phi hành đoàn đặc nhiệm C-130, từ năm 2006-2009. Các bệnh ung thư đã ảnh hưởng đến 3 phi công, 2 kỹ sư máy bay và một sĩ quan dẫn đường.

Tuy nhiên, tỷ lệ ung thư ở Mỹ chỉ 6,5 trên 100.000 người mỗi năm. Nghiên cứu của không quân với tỷ lệ ung thư thấp ở Mỹ và sự hiếm gặp của ung thư não khiến cho điều này có vẻ bất thường. Nhóm nghiên cứu kết luận các phi công thử nghiệm mắc ung thư dường như là một sự tình cờ và không liên quan đến sự phơi nhiễm.

Nghi vấn từ bức xạ radar

Nhóm nghiên cứu của không quân tại căn cứ Seymour Johnson đã xem xét kỹ các loại radar được sử dụng trên máy bay chiến đấu, một yếu tố mà các phi công hải quân cũng muốn cơ quan của họ xem xét.

Mike Crosby, cựu chỉ huy hải quân Mỹ, sĩ quan radar F-14, cho biết những chiếc máy bay chiến đấu đều được trang bị radar mạnh mẽ. F-14 và F-15 hay các máy bay khác đều được trang bị radar ở mũi. Tuy vậy, bức xạ radar vẫn xuất hiện ở hai bên và mặt sau của thiết bị mà không có sự che chắn cho phi công.

Cuu phi cong My mac ung thu gia tang anh 2
Bức xạ từ hệ thống radar mạnh mẽ trên các chiến đấu cơ của Mỹ có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư cho các cựu phi công. Ảnh: Không quân Mỹ.

Ông Crosby cho rằng bức xạ radar có thể là nguyên nhân dẫn đến ung thư. Ông đã thành lập tạp chí Cựu chiến binh nhận thức về ung thư tuyến tiền liệt, sau khi phát hiện các trường hợp ung thư trong số các phi công hải quân.

“Trọng lượng là một vấn đề quan trọng đối với máy bay, nó phải nhẹ và mạnh nhất có thể. Bạn thấy đó, khi chúng ta đi chụp X-quang, mọi người sẽ mặc áo có lót chì, những tấm bảng che chắn bằng chì, nhưng điều đó không tồn tại trên một chiếc máy bay”, ông Crosby nói.

Trong một cuộc điều tra về bệnh ung thư trong cộng đồng cựu binh Mỹ từ năm 2000-2008, mà McClatchy có được thông qua luật tự do thông tin, tỷ lệ điều trị ung thư tiết niệu đã tăng 56%, ung thư tuyến tiền liệt tăng 10%, các bệnh về ung thư máu tăng 16%. Trong khi đó, tỷ lệ ung thư não giảm 35% và ung thư hô hấp giảm 16%.

Cần những đánh giá sâu rộng hơn

Thân nhân các sĩ quan hải quân đã chết vì ung thư tại cơ sở thử nghiệm China Lake, cho biết họ không nghĩ rằng ung thư có liên quan đến quá trình làm nhiệm vụ của họ tại căn cứ. Tuy vậy, Tracy Bowman, em gái của đại úy Jeffrey Dodson muốn hải quân sẽ điều tra kỹ lưỡng hơn để đảm bảo an toàn cho các phi công khác trong tương lai.

Cho đến nay, một trong những thách thức là các nghiên cứu của hải quân và không quân về tỷ lệ ung thư chỉ tập trung vào các quân nhân nghĩa vụ mà không bao gồm hồ sơ y tế của các phi công kỳ cựu, nhóm quân nhân mà tỷ lê ung thư đang gia tăng.

Quân nhân có thời gian phục vụ quân đội 20 năm trở lên được hưởng chương trình chăm sóc sức khỏe tích cực và được quản lý bởi một cơ quan khác, mà McClatchy chưa có cơ hội tiếp cận hồ sơ. Ngoài ra, nhiều người làm việc ở khu vực tư nhân sau khi hết hạn nghĩa vụ quân sự. Điều đó đã gây khó khăn cho việc thống kê số liệu.

Cuu phi cong My mac ung thu gia tang anh 3
Thiếu tá James Barlow được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4, ông đang hành động để giúp các phi công khác chiến đấu với bệnh tật. Ảnh: Không quân Mỹ.

Phần lớn nghiên cứu chỉ tập trung vào quân nhân đang làm nhiệm vụ, do đó những phát hiện về ung thư có tỷ lệ rất thấp. Trong khi đó, có những hạn chế trong việc tiếp cận hồ sơ y tế của các cựu quân nhân, những người đang ầm thầm chiến đấu với bệnh tật.

Sau khi nghiên cứu của không quân được xuất bản, McClatchy đã liên hệ với một số cựu phi công và họ nói rằng phạm vi hạn chế của nghiên cứu đã bỏ lỡ ung thư của họ. Đơn cử là trường hợp của phi công kỳ cựu, thiếu tá James Barlow, cựu phi công lái cường kích A-10 Thunderbolt.

Tháng 1/2018, Barlow được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn 4. Ông mới 44 tuổi và tiền sử gia đình không có người mắc ung thư, không hút thuốc và có thể lực tốt. Barlow đã không công khai với đồng nghiệp về căn bệnh của mình, nhưng ông cho biết bây giờ là thời điểm thích hợp để công bố.

Trong nhiều tháng, một nhóm cựu phi công từ Hiệp hội phi công máy bay chiến đấu thung lũng Red River, đại diện cho khoảng 3.700 cựu phi công đã tiến hành đợt vận động hành lang để thuyết phục lãnh đạo không quân nhìn nhận sâu hơn về vấn đề.

Đại tá John Reed, người dẫn đầu nhóm hành động được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 45. Trung tá Greg Kelly, nhân vật số 2 trong nhóm cũng mắc ung thư tuyến tiền liệt ở tuổi 58. Trung tá Steve Wallender, nhật vật số 4 trong nhóm đã chết vì ung thư thực quản ở tuổi 49.

Trong tháng 10, trung tướng Dorothy Hogg, bác sĩ phẫu thuật không quân đã đồng ý tiến hành đánh giá toàn diện hơn về vấn đề. Quá trình đánh giá dự kiến mất khoảng một năm hoặc dài hơn để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ ung thư cao trong các cựu phi công thử nghiệm.

Thổ dân Australia 'chết mòn' với bụi phóng xạ của Anh 65 năm trước

Các thử nghiệm hạt nhân của Anh trên lục địa Úc 65 năm trước phát tán lượng lớn phóng xạ mà không được xử lý. Điều đó khiến nhiều thế hệ người bản địa chịu di chứng nặng nề.

Sống chung với phóng xạ rò rỉ ở nơi độc hại nhất nước Mỹ

Bên ngoài khu lưu trữ phóng xạ Hanford, dọc sông Colombia, người dân bang Washington phải đối mặt với hàng nghìn lít chất thải phóng xạ rò rỉ ra môi trường sống của họ hàng ngày.

Trung Hiếu

Bạn có thể quan tâm