Một bãi thử hạt nhân trên lãnh thổ Kazakhstan là nơi Liên Xô thực hiện vài trăm vụ thử vũ khí nguyên tử khiến tỷ lệ người mắc ung thư, dị tật bẩm sinh ở khu vực lân cận tăng vọt.
Chương trình hạt nhân của Liên Xô cũ bắt đầu ngay sau khi Đại chiến Thế giới thứ hai kết thúc. Phần lớn bãi thử vũ khí hạt nhân nằm ở những nơi rất xa xôi. Bãi thử hạt nhân Semipalatinsk nằm ở phía nam của một thung lũng gần sông Irtysh ở Kazakhstan. Nó có diện tích 18.000 km2.
Vị trí bãi thử Semipalatinsk (vùng màu cam) trên bản đồ.
Thành phố Semipalatinsk cách bãi thử khoảng 150 km về phía đông. Hơn 100.000 người dân sống trong thành phố và vài trăm nghìn người khác sống trong khu vực có bán kính 80 km tính từ bãi thử.
Từ năm 1949 tới năm 1989, Liên Xô thực hiện 456 vụ thử hạt nhân ở bãi thử Semipalatinsk. Các vụ nổ diễn ra trên không, trên mặt đất và dưới lòng đất, phát tán phóng xạ vào khí quyển và nguồn nước.
Đôi khi giới chức báo trước cho người dân về những vụ thử họ sắp thực hiện. Trước khi vụ nổ diễn ra, người dân chạy ra khỏi nhà vì chúng có thể rung lắc khi bom nổ.
Từ khi vụ nổ đầu tiên diễn ra, tỷ lệ người mắc ung thư, dị tật bẩm sinh, liệt dương, máu trắng tăng vọt trong vài năm. Rất nhiều trẻ ra đời với hệ thần kinh tổn thương, xương biến dạng và thiếu tay, chân. Một cựu giám đốc của Bệnh viên Ung thư Semipalatinsk ước tính ít nhất 60.000 đã mất mạng do ung thư.
Chính phủ Liên Xô thời đó giấu kín những vụ thử hạt nhân đến nỗi ngay cả cộng đồng tình báo Mỹ cũng không biết. Mãi đến thập niên 80, nhiều nhà hoạt động xã hội ở Kazakhstan mới đấu tranh để buộc Moscow ngừng sử dụng bãi thử.
Những hố khổng lồ do vụ nổ hạt nhân tạo nên.
Năm 2001, chính phủ Kazakhstan xây đài tưởng niệm các nạn nhân của bãi thử tại thành phố Semipalatinsk. Họ đặt tên đài tưởng niệm là "Mạnh mẽ hơn cái chết".
Các đường hầm, tòa nhà, tháp bê tông và các công trình khác của bãi thử vẫn còn nguyên.
Ngày nay nồng độ chất phóng xạ trong bãi thử và khu vực xung quanh tương đối thấp, song ở một số vùng, nồng độ có thể cao hơn khá nhiều.
Một nhóm du khách thăm một hầm ngầm trong bãi thử.
Chernobyl, khu vực nổi tiếng với sự cố hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nhân loại, lại trở thành thiên đường của nhiều loài động vật như cáo, gấu, hươu, chó sói.
Trong chuyến thăm lịch sử tới Hiroshima, tổng thống Mỹ hy vọng thế giới sẽ “tìm thấy can đảm, để cùng nhau truyền bá hòa bình và theo đuổi một thế giới không vũ khí hạt nhân".
30 năm sau thảm họa nguyên tử Chernobyl, Pripyat của Ukraine thực sự là "thành phố ma" tan hoang và lạnh lẽo với chiếc đu quay ngừng hoạt động hay những con búp bê bị vứt bỏ.