Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bệnh liệt rung có thể là nguyên nhân khiến Hitler thất bại

Các nhà nghiên cứu ở Mỹ nhận định rằng có thể chứng rối loạn thoái hóa hệ thần kinh trung ương Parkinson khiến Adolf Hitler đưa ra các quyết định sai lầm trong Thế chiến II.

Hitler có dấu hiệu suy giảm chức năng vận động từ năm 1933 đến năm 1945. Ảnh: Volkundvaterland

Theo nghiên cứu mới nhất của một số chuyên gia thuộc Đại học Pittsburgh, bang Pennsylvania, Mỹ, do Raghav Gupta đứng đầu trên tạp chí Discover, bệnh Parkinson có thể là nguyên nhân khiến Hitler thất bại trong Đại chiến thế giới lần thứ hai, Daily Mail đưa tin. 

Họ khẳng định căn bệnh thần kinh ảnh hưởng tới một số quyết định quan trọng của trùm phát xít, khiến y trở nên liều lĩnh và thua trong cuộc chiến.

"Khả năng Hitler mắc chứng Parkinson là chủ đề tranh luận trong nhiều năm qua. Các bằng chứng cho thấy chức năng vận động của ông ta giảm từ năm 1933 đến năm 1945", ông Gupta viết.

Trong những năm cuối đời, nhà độc tài phát xít vật lộn với tình trạng liệt rung rõ rệt ở tay, đặc biệt là tay trái. 

Triệu chứng của người mắc bệnh Parkinson là dáng đi bất thường, chân tay run, chuyển động chậm chạp, ánh mắt không linh hoạt cùng với các chứng rối loạn nhận thức như giảm khả năng tưởng tượng và tập trung.

Những lần trùm phát xít Hitler suýt chết (kỳ 2)

Một binh sĩ Anh có cơ hội ngăn chặn Adolf Hitler gây đau thương cho nhân loại bằng một viên đạn vào năm 1918. Nhưng tiếc thay, ông đã không bóp cò.

Họ cho rằng căn bệnh khiến Hitler quyết định tấn công Nga vào năm 1941 trước khi đánh bại Anh ở mặt trận phía tây. Nhóm nghiên cứu cũng chỉ ra một số sai lầm khác của ông ta như sự thất bại của Đức Quốc xã trong cuộc đổ bộ vào Normandy (Pháp) năm 1944 và quyết định tiếp tục tấn công Stalingrad (Liên Xô) năm 1942.

Theo các nhà khoa học, Parkinson khiến nhà độc tài mất lòng thương hại và tính đồng cảm với người khác, dẫn đến "những hành động tàn bạo, nhẫn tâm và vô đạo đức".

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn gặp vấn đề khi giả thuyết của họ không giải thích được hành vi của Hitler trước năm 1933. Nhà độc tài thể hiện sự hung bạo và quyết tâm diệt chủng trước khi hắn có dấu hiện mắc bệnh Parkinson.

Họ chưa tìm đủ bằng chắng chứng tỏ căn bệnh cũng là nguyên nhân của các vụ giết người khủng khiếp và tính vô nhân đạo của Hitler.

Tiến sĩ John Murphy, Phó Chủ tịch điều hành bệnh viện Danbury ở bang Connecticut, Mỹ, từng đưa ra giả thuyết tương tự.

Theo ông, nguyên nhân sâu xa của chứng bệnh mà Hitler mắc phải có thể là bệnh viêm não Von Economo, một dạng viêm não do nhiễm trùng. Hitler có thể mắc bệnh sau trận đại dịch khiến 50 triệu người chết năm 1918. 

Con đường trở thành trùm phát xít của Hitler

Từ một gã thanh niên lông bông không nghề nghiệp và địa vị xã hội, Adolf Hitler trở thành lãnh đạo phong trào Quốc xã và trùm phát xít độc đoán nhất lịch sử nhân loại.

Nguyễn Sương

Bạn có thể quan tâm