Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Bên trong quốc gia Tây Âu đầu tiên tái phong tỏa vì Covid-19

Phần lớn người dân Hà Lan tiếp nhận sự trở lại của các biện pháp giãn cách chống dịch vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng câu hỏi đặt ra là bao giờ lệnh phong tỏa sẽ kết thúc?

Ha Lan tai phong toa anh 1

Chiếm trọn trang nhất trên mặt báo ở Hà Lan gần đây là thông tin về nhóm người phản đối lệnh phong tỏa, không ủng hộ tiêm chủng vaccine hay những người quá khích theo đuổi thuyết âm mưu đã tấn công cảnh sát chống bạo động bằng pháo hoa. Thế nhưng, họ thực ra chỉ thuộc về nhóm thiểu số, theo BBC.

Hầu hết người dân Hà Lan đều đồng ý, dù miễn cưỡng, rằng việc hy sinh một phần của cuộc sống bên ngoài xã hội sẽ góp phần cho lợi ích chung tốt đẹp hơn.

ICU quá tải

Hôm 13/11, Hà Lan đã trở thành quốc gia đầu tiên ở Tây Âu áp đặt lệnh phong tỏa một phần kể từ mùa hè vừa qua. Quyết định mà hầu hết quốc gia đều đang nỗ lực để né tránh này, được đưa ra ở đất nước hoa tulip sau khi ca nhiễm hàng ngày tăng cao kỷ lục trong tuần qua.

Để đối phó với tình trạng số ca mắc tăng quá cao, chính phủ Hà Lan công bố lệnh phong tỏa cấp độ nhẹ kéo dài 3 tuần nhằm hạn chế tiếp xúc xã hội.

Ha Lan tai phong toa anh 2

Cảnh sát chống bạo động đối mặt người biểu tình tại The Hague hôm 12/11 giữa lúc thủ tướng Hà Lan họp báo công bố về những hạn chế mới. Ảnh: AFP.

Lo lắng về sức khỏe tâm lý của bản thân, Saskia Heyster chia sẻ: "Tôi nghĩ lệnh phong tỏa sẽ ảnh hưởng đến những người trẻ tuổi rất nhiều".

"Việc học hành của tôi khá căng thẳng. Ở lần phong tỏa trước, tôi gặp áp lực rất lớn khi xoay xở cuộc sống. Tôi thực sự muốn được uống cà phê mà không cảm thấy sai trái. Tôi hy vọng mình sẽ có thời gian tập trung vào những hoạt động khác thay vì ra ngoài ăn uống. Dù thế, thú thực tôi chán nản lắm", Heyster trải lòng.

Ha Lan tai phong toa anh 3

Neill Bo Finlayson cho biết người dân Hà Lan đã thích nghi tốt với những lệnh phong tỏa của chính phủ. Ảnh: BBC.

Neill Bo Finlayson cho biết lệnh giãn cách xã hội làm anh cảm thấy bực dọc và mệt mỏi.

"Theo kinh nghiệm của tôi, sau lần phong tỏa này sẽ lại là một đợt phong tỏa khác. Vì từng được tận hưởng một cuộc sống đúng nghĩa nên đối với chúng tôi việc phải giãn cách xã hội khá khó thích nghi", Neill nói với BBC.

"Tuy nhiên, sự an toàn của cộng đồng là ưu tiên hàng đầu, chúng ta phải cố gắng để đảm bảo điều đó. Những quy định của chính phủ không hề hà khắc nên bây giờ chúng tôi đã thích nghi được với việc sống giãn cách xã hội", Neill chia sẻ thêm.

Hà Lan từng bị chỉ trích vì những biện pháp chống dịch Covid-19 thiếu hiệu quả trong thời gian trước đó. Đây là một trong những quốc gia cuối cùng trên thế giới bắt buộc người dân đeo khẩu trang. Ngoài ra, Hà Lan cũng là quốc gia tiến hành chương trình tiêm vaccine muộn nhất ở châu Âu.

Tình trạng ở Hà Lan tuần qua trở nên báo động khi các phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) quá tải, hoạt động bệnh viện bị đình trệ, các bệnh viện ở Đức cũng đang vật lộn với tình trạng dịch bệnh gia tăng và không thể nhận thêm bệnh nhân từ Hà Lan. Do đó, cú sốc phong tỏa ngắn được cho là bước đi ban đầu cần thiết để khống chế tình trạng ca nhiễm tăng kỷ lục hàng ngày.

Những quy định hạn chế mới được đưa ra trong khuôn khổ lệnh "phong tỏa một phần". Các quán bar, nhà hàng và cửa hàng chỉ được hoạt động từ 6h đến 20h. Sự kiện thể thao được phép tổ chức nhưng không có khán giả, trong khi người dân được khuyến khích làm việc tại nhà.

Thời gian đóng cửa bắt buộc không áp dụng cho những hoạt động văn hóa - nghệ thuật như rạp chiếu phim, nhà hát và các buổi hòa nhạc.

Quy định trên khiến nhiều người mỉa mai rằng liệu có phải giới chức trách Hà Lan cho rằng dịch Covid-19 chỉ lây nhiễm sau khi trời tối hay không.

Ha Lan tai phong toa anh 4

Người dân Amsterdam thưởng thức những ly nước cuối cùng trước khi các quán bar đóng cửa vào 19h hôm 12/11. Ảnh: BBC.

Nguy cơ từ tụ tập ăn uống trong nhà

Những quy định mới đang dần cho thấy tác động.

Sau khi kế hoạch phong tỏa được truyền thông đưa tin một ngày trước khi đi vào hiệu lực, các siêu thị trở nên đông đúc bất thường. Mọi người đều đeo khẩu trang, tất bật chất những thùng bia và thực phẩm lên xe đẩy của mình.

Mặc dù chính phủ không khuyến khích tổ chức tiệc trong nhà, mỗi cuộc tụ tập tại nhà sẽ giới hạn ở tối đa 4 người, nhiều cư dân vẫn cho rằng có thể "lách" được quy định này vì cảnh sát không thể kiểm soát được các hoạt động như vậy.

Trong khi đó, theo thống kê của chính phủ Hà Lan, phần lớn số ca mắc mới đều do sự lây nhiễm virus tại nhà người bệnh. Do đó, những hoạt động tụ tập trong nhà "qua mặt cảnh sát" có thể là một nguy cơ tiềm tàng.

Ha Lan tai phong toa anh 5

Bas Swillens nhận thấy sự thiếu công bằng của các quy định khi xử phạt các quán bar và quán cà phê. Ảnh: BBC.

Bas Swillens, quản lý quán Cafe Leopold ở quảng trường bên ngoài quốc hội, tỏ ra bức bối với quy định mới.

"Nhân viên quán của tôi đã làm mọi thứ có thể để giữ cho khách hàng an toàn, chúng tôi kiểm tra mã QR, chỉ định chỗ ngồi cho khách... chúng tôi đã rất cẩn thận. Tuy nhiên, chẳng ai kiểm tra người dân ở nhà của họ cả và những người làm dịch vụ như chúng tôi lại bị đổ lỗi và xử phạt khi số ca mắc tăng lên".

Nhiều hộp đêm, nhà hàng tại Bỉ và Đức đang nhận được những cuộc gọi đặt chỗ trước tới tấp từ người Hà Lan.

Ha Lan tai phong toa anh 6

84% công dân Hà Lan đã được tiêm chủng đầy đủ. Ảnh: AFP.

Trong khi đó, tình trạng số ca mắc gia tăng mạnh cũng đang gây ra sự bức xúc lớn ở những người tuân thủ mọi quy định - như đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với người khác, tiêm vaccine đầy đủ - ở Hà Lan. Họ đã kỳ vọng sự tuân thủ nghiêm túc các quy định chống dịch sẽ ngăn chặn được đợt bùng dịch thứ tư hoặc ít nhất họ sẽ được bảo vệ khỏi hậu quả của Covid-19.

Khoảng 84% công dân Hà Lan trưởng thành đã được tiêm vaccine đầy đủ. Theo giới chức y tế nước này, hầu hết bệnh nhân nhập viện hiện nay là những người chưa tiêm phòng.

Vài tiếng trước khi các quy định giãn cách xã hội có hiệu lực, nhiều gia đình ăn vận sang trọng để chiêm ngưỡng đoàn diễu hành truyền thống của người Sinterklaas. Những tiếng hò reo và không khí hân hoan len lỏi qua những con phố đông đúc người giữa bến cảng và trung tâm của The Hague.

Nhìn chung, người dân Hà Lan thể hiện sự lạc quan dù phải quay trở lại với cuộc sống nhiều hạn chế vì Covid-19. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra là lệnh phong tỏa sẽ kết thúc khi nào và như thế nào?

Vì sao ác mộng Covid-19 tái diễn ở châu Âu?

Chuyên gia cho rằng nhiều yếu tố kết hợp, như tỷ lệ tiêm chủng thấp, hiệu quả vaccine giảm dần và tâm lý chủ quan của người dân, khiến những ngày đen tối nhất đang trở lại châu Âu.

Ác mộng phong tỏa trở lại châu Âu

Dù có tỷ lệ tiêm vaccine vượt trội, Tây Âu vẫn không thể tránh khỏi làn sóng dịch mới. Trong bối cảnh này, một số quốc gia đã phải tái áp đặt các biện pháp phong tỏa.

Phạm Linh

Bạn có thể quan tâm