Năm ngoái, nhiếp ảnh gia người Anh Jack Latham đã dành một tháng ở Hà Nội để ghi lại những “trại cày view”. Núp trong bóng tối, họ là những người tạo ra lượng truy cập, lượt like, bình luận ảo, hòng thao túng các thuật toán và news feed của người dùng. "Khi người người nhà nhà đều sử dụng mạng xã hội, họ không cần gì ngoài sự chú ý, hay nói đúng hơn là đang van nài tương tác từ người dùng, sau đó biến chúng thành hàng hóa bán cho các nhà quảng cáo, làm marketing", Latham nói với CNN. Ảnh: Jack Latham. |
Từ đầu thập kỷ 2000, sự tăng trưởng vượt bậc của các mạng xã hội như Facebook, Twitter đã tạo ra một thị trường mới cho tài khoản ảo nhưng đầy bóng bẩy, nhằm tối đa hóa khả năng hiển thị trên news feed và sức ảnh hưởng. Mặc dù không rõ các “trại cày view” này bắt đầu sinh sôi nảy nở từ khi nào, các chuyên gia công nghệ đã cảnh báo về những “bậc thầy thao túng” đứng sau các mạng xã hội ở các nước thu nhập thấp từ đầu năm 2007. Ảnh: Jack Latham. |
Dự án xuất bản sách ảnh “Beggar’s Honey” (tạm dịch: Mật ngọt của những gã xin ăn) của Latham đã đưa ông đến với 5 nông trại tài khoản ảo ở Việt Nam. Vài trại trong số đó la liệt hàng trăm chiếc điện thoại vận hành bằng cách thủ công. Trong khi đó, nhiều trại khác lại sử dụng phương pháp “hộp kích like” - chứa một dãy điện thoại nhưng không có màn hình và pin. Chúng được nối với nhau bằng dây và cùng liên kết vào một máy tính. Ảnh: Jack Latham. |
Một trong những “trại cày view” Latham đến thăm là một doanh nghiệp gia đình. Ngoài ra, cũng có nhiều trang trại khác trông giống như một công ty công nghệ thực thụ với công nhân hầu hết ở độ tuổi 20 và 30. "Tất cả bọn họ đều trông giống những start-up đến từ Thung lũng Silicon. Một khối lượng đồ sồ thiết bị hiện ra trước mắt. Toàn bộ diện tích bức tường đều là điện thoại và điện thoại", nhiếp ảnh gia kể lại. Ảnh: Jack Latham. |
Một vài ảnh chụp của Latham ghi lại cảnh các công nhân được giao nhiệm vụ kích view, kích like ngay tại chỗ. Bức ảnh xuất hiện một người đàn ông bị nhấn chìm giữa biển các thiết bị, thực hiện một công việc “đầy đơn độc và nhàm chán”. "Chỉ cần một người cũng đủ kiểm soát một lượng lớn điện thoại. Một người có thể làm được 10.000 việc chỉ trong chớp nhoáng”, Latham nói. Ảnh: Jack Latham. |
Ở các nông trại mà Latham đến, mỗi người thường sẽ phụ trách một mạng xã hội cụ thể. Ví dụ, một "nông dân" sẽ chịu trách nhiệm đăng và bình luận hàng loạt trên tài khoản Facebook. Một người khác sẽ thao túng lượt xem và đăng tải video YouTube bất tận. Song, TikTok mới là nền tảng phổ biến nhất tại các “trại cày tương tác” mà Latham từng ghé. Ảnh: Jack Latham. |
Những người “nông dân” nhấp chuột cho biết mỗi lượt xem, like hay bình luận có giá trung bình chỉ hơn 200 đồng/lần. Với 1.000 lượt thích trên Instagram, họ nhận được hơn 2.000 VND, hay gần 500 đồng cho 100.000 lượt xem TikTok. Dù biết hành vi này là gian lận, họ vẫn xem đây là một nghề nghiệp và trụ lại. “Họ nghĩ rằng mình chỉ đang bán một dịch vụ. Chẳng có gì là khả nghi ở đây cả vì những gì họ đang bán đơn giản chỉ là các lối tắt”, nhiếp ảnh gia kể lại. Ảnh: Jack Latham. |
Xuyên suốt độ dài 134 trang, cuốn sách ảnh "Beggar's Honey" chứa đựng những hình ảnh mô tả các video từng xuất hiện trên TikTok của Latham. Ông đã đưa chúng vào cuốn sách để đại diện cho những loại nội dung được các “trại kích view” thao túng, đẩy lên news feed người dùng. Nhưng phần nhiều các bức ảnh tập trung vào số phần cứng được sử dụng để nắm thóp các mạng xã hội. Đó là mạng lưới, là điện thoại và là máy tính. “Cố gắng 'ghi lại các cỗ máy được lợi dụng để truyền bá thông tin sai lệch' là khẩu hiệu của dự án sách ảnh”, nhiếp ảnh gia chia sẻ. Ảnh: Jack Latham. |
Trong khi nghiên cứu, Latham phát hiện ra rằng các thuật toán có xu hướng đề xuất các video ngày càng "cực đoan" sau mỗi lần nhấp. "Nếu bạn chỉ tiêu hóa một loại nội dung như vậy, chẳng bao lâu nữa, bạn sẽ trở thành nạn nhân của chiêu trò thao túng thông tin. Lan truyền thông tin sai lệch là hành vi tệ hại nhất. Nó xảy ra ngay trong túi quần của bạn và thật đáng sợ khi nó được thiết kế dành riêng cho khẩu vị và sở thích của bạn”, Latham nói với CNN. Ảnh: Jack Latham. |
Với bộ ảnh, nhiếp ảnh gia muốn mọi người nhận ra có nhiều thứ ẩn sau những gì họ thấy trên các mạng xã hội hơn họ tưởng và các số liệu không phải là thước đo chính xác nhất. "Khi mọi người hiểu hơn về cách mọi thứ hoạt động, họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt hơn", ông nói. Ảnh: Jack Latham. |
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.