Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Mini Magazine

Bên trong Mặt Trời có gì

Mặt Trời nhìn như quả cầu vàng, bên trong sôi động, như một lò phản ứng tổng hợp hạt nhân khổng lồ. Cấu trúc của Mặt Trời được thể hiện trong cuốn “Các hành tinh”.

Mặt Trời là vật thể nóng nhất, lớn nhất và nặng nhất trong hệ. Ảnh: NASA.

Các hành tinh - Thuyết minh trực quan nhất về hệ Mặt Trời mà bạn chưa từng thấy nằm trong bộ sách của Nhà xuất bản DK, nhóm HAS dịch tiếng Việt. Cuốn sách là những hình ảnh, đồ họa giúp bạn đọc hình dung một cách sống động về hệ Mặt Trời. Nhà khoa học vũ trụ Maggie Aderin-Pocock đánh giá đây là cẩm nang thiết yếu về hệ Mặt Trời.

Trong phần đầu sách, những thông tin cơ bản về Mặt Trời được thể hiện. Mặt Trời là vật thể nóng nhất, lớn nhất và nặng nhất trong hệ. Bề mặt nóng sáng của nó chiếu sáng các hành tinh trong hệ, lực hấp dẫn của nó khiến các hành tinh di chuyển theo quỹ đạo.

Bề mặt của Mặt Trời không rắn, mà được cấu tạo từ khí, phần lớn là hydro. Nhiệt độ và áp suất dữ dội tách các nguyên tử khí thành các hạt mang điện, hình thành trạng thái vật chất nhiễm điện gọi là plasma.

Lõi

Phần trong cùng thuộc 5 phần cấu tạo bên trong Mặt Trời. Lõi là nơi phản ứng nhiệt hạch diễn ra, tạo nên 99% năng lượng cho Mặt Trời. Nhiệt độ lõi lên đến 15 triệu độ C. Trung tâm của lõi chủ yếu là heli, được hydro tổng hợp thành.

Mỗi giây, lõi Mặt Trời chuyển hóa bốn triệu tấn vật chất thành năng lượng tinh khiết.

Vùng bức xạ

Vùng bức xạ dày đặc vật chất tới mức năng lượng Mặt Trời từ lõi phải mất đến 100.000 năm để lên tới bề mặt. Vùng bức xạ chiếm khoảng 70% bán kính Mặt Trời, nhiệt độ trong khoảng từ 1,5 tới 15 triệu độ C.

Vùng đối lưu

Trong vùng đối lưu, các túi khí nóng giãn nở và nổi lên trên bề mặt Mặt Trời. Quá trình này mang lại năng lượng lên trên nhanh hơn so với vùng bức xạ. Nhiệt độ tại đây biến động từ 5.500 đến 1,5 triệu độ C.

Những túi khí nổi lên trong vùng đối lưu tạo ra các vùng đốm được gọi là hạt Mặt Trời trên quang cầu.

Quang cầu

Quang cầu là một khu vực dày khoảng 100 km, là bề mặt của Mặt Trời. Đây là nơi năng lượng đi đến đỉnh của vùng đối lưu và thoát ra ngoài không gian. Nhiệt độ ở đây khoảng 5.500 độ C.

Những vùng lạnh hơn trong quang cầu có dạng các mảng tối, được gọi là vết đen Mặt Trời.

Những vòng cung khí bắn ra từ quang cầu - kéo dài hàng trăm nghìn km vào không gian, được gọi là tai lửa.

Có gì trong tâm Trái Đất

Sách “Theo dòng lịch sử khoa học” đưa người đọc du hành vào tâm Trái Đất, khám phá cấu trúc địa cầu.

Điều bí ẩn trong hệ Mặt Trời

Sự tồn tại của vành đai Kuiper, bụi sao chổi, sự bất thường của “Pioneer”… cho đến nay vẫn là những điều bí ẩn trong hệ Mặt Trời.

Nam Thanh

Bạn có thể quan tâm