Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bến đò ở nông thôn Việt Nam qua ống kính Nguyễn Hữu Tuấn

Tập sách ảnh “Tiếng gọi đò” của nhà nhiếp ảnh Hữu Tuấn tập hợp những bức chụp bến đò, con đò, sinh hoạt sông nước ngoài Bắc, trong Nam trong ba thập kỷ 1980, 1990 và 2000.

Tieng goi do anh 1

Nhà quay phim, NSND Nguyễn Hữu Tuấn là người đứng sau máy quay những bộ phim kinh điển của điện ảnh Việt Nam: Thương nhớ đồng quê, Hy vọng cuối cùng, Hoa ban đỏ, Bến không chồng… Trong các đợt đi làm phim, Nguyễn Hữu Tuấn có những chuyến dã ngoại tìm bối cảnh ở những vùng nông thôn. Ông đặc biệt rất yêu thích chụp ảnh những bến đò. Bến đò trong ảnh của ông không chỉ là phong cảnh mà đằng sau nó là những chuyện đời, chuyện người. Sau nhiều năm góp nhặt, Nguyễn Hữu Tuấn đã gói gọn những hình ảnh ấy vào cuốn sách Tiếng gọi đò - một tiêu đề gợi nhiều ý nghĩa và cảm xúc về những con sông, những bến đò cũ nơi ông từng ghé qua.

Tieng goi do anh 2

Tiếng gọi đò là cuốn sách đầu tiên của NSND Nguyễn Hữu Tuấn về chủ đề nhiếp ảnh. Gói gọn trong 147 trang, cuốn sách bao gồm 85 bức ảnh chọn lọc từ hàng nghìn bức đã chụp trong hơn 30 năm, từ 1987 đến 2018. Toàn bộ ảnh được in với hai sắc đen trắng gợi không khí hoài cổ. Trong ảnh là bến đò Đông Trù, Gia Lâm, Hà Nội, 1999.

Tieng goi do anh 3

Lật dở cuốn sách của Nguyễn Hữu Tuấn, bạn đọc sẽ có cảm nhận mình như đang được lên một chuyến đò trở về với những miền ký ức đẹp. Trong ảnh là một con đò nhỏ trên Sông Đáy, Sơn Tây, 1995.

Tieng goi do anh 4

Điều ấn tượng trong những bức ảnh của NSND Nguyễn Hữu Tuấn đó là ống kính của ông luôn hướng về những người phụ nữ. Hơn 80% những bức ảnh trong những bến đò của ông chụp về người phụ nữ ở nông thôn. Ảnh người phụ nữ trên đò Vĩnh Thịnh, 1995.

Tieng goi do anh 5

Ảnh bến đò ở Khu du lịch Tam Cốc, Ninh Bình, 2002. Phía sau bức ảnh này tác giả ảnh viết tay như sau: “Đò thì đông, khách du lịch lại vắng. Mỗi tháng được chở 2 ngày. Mỗi ngày 2 lượt. Mỗi lượt là 6 cây số. 250 nghìn. Nhà đò được 150. Xã lấy 100. Phục vụ tốt sẽ được boa thêm. Có khi được 2 đô".

Tieng goi do anh 6

Sông Đáy mùa mưa, nước dâng cao chảy xiết, đò không qua được. Mọi người lập cầu đi tạm. Mỗi lần qua sông là một lần mạo hiểm. Đến bờ, người, xe không ngã là may. Sông Đáy, 2001.

Tieng goi do anh 7

Theo họa sĩ Phan Cẩm Thượng tập sách ảnh Tiếng gọi đò của nhà nhiếp ảnh Hữu Tuấn tập hợp những bức ảnh chụp bến đò, con đò, sinh hoạt sông nước ngoài Bắc, trong Nam trong ba thập kỷ 1980, 1990 và 2000. Đây là thời kỳ giáp ranh, chuyển đổi giữa nếp sống và kỹ thuật truyền thống với xã hội hiện đại, có sự xuất hiện của cơ giới hóa, và bến phà, cầu đường mới. Tùy từng nơi mà con đò cổ được bảo lưu, nhưng có thể nói đến những năm 1990, thì đò chèo tay đã dần vắng bóng, thay vì đò chạy máy, nhưng làng quê, bến nước, con đò vẫn còn nhiều hình ảnh gợi nhớ quá khứ xa xưa của người Việt. Ảnh bến đò Vân Đình, Sơn Tây, 2001. Đằng sau bức ảnh tác giả ghi: “Đây là đò theo kiểu vẫy. Gặp đò thì sang ngay không thì vẫy, gọi. Có khi chỉ thấy bóng người bên này là đò bên kia đã sang đón. Khỏi phải vẫy. Đò không chở xe máy”.

Tieng goi do anh 8

Đò Tây Tựu, Hà Nội, 2013. Tác giả ghi sau ảnh: “Chiều về phải đi đò qua sông. Giờ này đò đông, quá tải. Hai từ “đắm đò” cứ dập dềnh trong đầu người chụp ảnh. Lên đến bờ mới biết mình thoát nạn”.

Tieng goi do anh 9

Khánh Hội, 1989. Tác giả viết: “Hai bố con này ngồi đây khá lâu. Đăm đăm nhìn về phía chợ, không màng gì đến chuyện tôi chụp hình họ. Lát sau hai bố con lặng lẽ lên thuyền, nhổ sào đi. Lúc ấy mới biết con đò là của họ”.

Tieng goi do anh 10

Bến đò Lời, Gia Lâm, Hà Nội, 1987. Ở những khúc sông cạn, lái đò dùng sào chống. Sào cũng được dùng làm neo. Khách lên xuống dễ dàng.

Tieng goi do anh 11

Nhận xét về Tiếng gọi đò, họa sĩ Phan Cẩm Thượng viết: “Tập ảnh cho ta cái nhìn sâu lắng nhiều chiều về làng quê Việt Nam, cái mà chúng ta gọi là hồn Việt thì nó ngự nơi đâu trong cảnh vật hay trong tâm hồn con người, rồi may chăng các bức ảnh gọi được nên hồn Việt đó”. Bức ảnh này có tên: Đường vào Làng. Cổng sau. Hưng Yên, 2000.

Cuộc sống tại Hà Nội những năm 1967 đến 1975

Cuộc sống của người dân thủ đô cách đây gần nửa thế kỷ được tái hiện sinh động trong cuốn sách ảnh "Hà Nội 1967-1975" của nhiếp ảnh gia Thomas Billhardt.

Co giao 'cham sach' hinh anh

Cô giáo 'chạm sách'

0

“Chạm sách” là hoạt động khuyến khích học sinh trường THPT Hòa Ninh (Long Hồ, Vĩnh Long) đọc sách, yêu quý sách do thạc sĩ Văn học nước ngoài Trần Huỳnh Nhị chủ trương.

Lam sao de co duoc nang luc lam Dan hinh anh

Làm sao để có được năng lực làm Dân

0

Không ai sinh ra đã là con người đúng nghĩa. Tương tự vậy, để trở thành một công dân biết làm “đúng việc” của mình, mỗi người cũng cần phải trải qua một hành trình khai minh để hiểu “làm dân” nghĩa là gì và trang bị cho mình những năng lực cần thiết để thực hiện sứ mệnh thiêng liêng đó. - Tải ngay ứng dụng Voiz FM tại: voiz.vn/download để nghe trọn vẹn nội dung sách!

Minh Châu

Bạn có thể quan tâm