Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Bệ đỡ' của nhà nông trên hành trình triển khai chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai đồng bộ trên cả nước, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã đạt được những thành công nhất định và cho thấy tiềm năng lớn trong việc nâng tầm nông sản Việt.

“Mỗi xã một sản phẩm” (One Commune One Product - OCOP) là chương trình quốc gia về phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...), gia tăng giá trị sản phẩm và nâng cao thu nhập người dân tại các địa phương. 2024 là năm thứ 6 chương trình được triển khai, cho thấy sức lan tỏa và tác động mạnh mẽ tới 63 tỉnh, thành, hơn 600 đơn vị cấp huyện cùng hơn 80% đơn vị cấp xã.

Những con số biết nói

Tính đến tháng 6/2024, cả nước có tổng cộng 13.368 sản phẩm OCOP và không ngừng tăng cả về số lượng, chất lượng lẫn cơ cấu. Trong đó, hơn 70% sản phẩm được đánh giá 3 sao, khoảng 26% được đánh giá 4 sao, còn lại là sản phẩm 5 sao. OCOP cũng đạt con số hơn 7.000 ngành hàng - kết quả đặc biệt ấn tượng với một chương trình đặc thù cho chủ thể quy mô nhỏ.

Chuong trinh OCOP anh 1

Chương trình OCOP được triển khai nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực.

Tại tọa đàm “Tiếp sức sản phẩm OCOP vươn xa” diễn ra hồi tháng 7, các chuyên gia đánh giá thành công của chương trình có đóng góp không nhỏ từ sự tham gia chặt chẽ của những hợp tác xã. Theo đó, nhờ việc chuyển từ hoạt động sản xuất đơn thuần sang sản xuất sản phẩm cung ứng thị trường, các hợp tác xã đã giúp nhà nông thay đổi tư duy và hoạt động kinh doanh theo hướng hiện đại hơn, phục vụ đa dạng nhu cầu người tiêu dùng hơn, đúng mục tiêu xây dựng nông thôn mới hơn.

Song song đó, các chuỗi liên kết sản phẩm OCOP cũng dần được hình thành ở từng địa phương. Tính đến hết năm 2023, khoảng 34,6% chủ thể OCOP được xây dựng, tạo tiền đề hình thành các chuỗi liên kết vùng, góp phần giải bài toán ổn định trong bối cảnh phần lớn hộ kinh doanh và sản phẩm đều ở quy mô nhỏ.

Chuong trinh OCOP anh 2

Nông dân triển khai mô hình OCOP theo hợp tác xã để hình thành các chuỗi liên kết vùng.

Đặc biệt nhất phải kể đến sự xuất hiện của những phiên livestream bán sản phẩm OCOP trên nhiều nền tảng mạng xã hội, tiêu biểu như TikTok. Đây được xem là cầu nối giúp người tiêu dùng tiếp cận nông sản chất lượng cao dễ dàng hơn, trong khi người nông dân có thêm một “lối ra” để tăng hiệu quả kinh doanh.

Theo dõi các phiên livestream này, dễ thấy nhiều sản phẩm nông sản Việt đã “thay da, đổi thịt” với việc được đầu tư cả về bao bì, mẫu mã... bên cạnh bảo đảm chất lượng, nguồn gốc, xuất xứ để hướng tới xuất khẩu ra quốc tế.

Chuong trinh OCOP anh 3

Livestream bán nông sản thu hút lượng lớn người xem và “chốt đơn”.

Người nông dân cần “bệ đỡ”

Chia sẻ tại tọa đàm, đại diện Viện Công nghệ Xanh cho biết: “Chúng ta phải thừa nhận sau 6 năm triển khai, việc chuyển đổi tư duy sản xuất, kinh tế là cả quá trình gian khổ. Từ sản xuất đơn thuần phải tính đến sản xuất chất lượng cao thế nào, bán đi đâu, được giá hay không, vay đồng vốn có lãi hay lỗ... Do vậy, trong thời gian tới, các chủ thể OCOP cần phải tiếp tục khắc phục”.

Những nút thắt ở đây có thể kể đến: Số lượng phát triển nhanh nhưng chất lượng chưa tương xứng; cơ chế chính sách chưa đồng bộ; phần lớn mô hình còn nhỏ lẻ, manh mún, thời vụ; yêu cầu của thị trường ngày càng khắt khe; khả năng thương mại của các cơ sở sản xuất còn kém...

Trước tình hình đó, đại diện Viện Công nghệ Xanh nhấn mạnh để phát triển chương trình OCOP, cần siết chặt mối quan hệ của “5 nhà” gồm Nhà nước, nhà nông, nhà thương nghiệp, nhà khoa học và cả nhà băng trong vai trò cung cấp nguồn vốn sản xuất kinh doanh.

Chuong trinh OCOP anh 4

Ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy chương trình OCOP phát triển.

Những năm gần đây, với thế mạnh về các sản phẩm tài trợ chuỗi, HDBank - đơn vị dẫn đầu trong tín dụng xanh, phát triển nông nghiệp nông thôn, đồng hành cộng đồng doanh nghiệp nhỏ và vừa - đã có nhiều chính sách hỗ trợ người nông dân: Vay vốn và hỗ trợ phát triển kinh doanh cũng như đầu tư tại địa phương; cung cấp các chương trình giáo dục, tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc quản lý tài chính cá nhân và kinh doanh...

Ngân hàng này đang cho các chủ thể vay đến 85% dòng tiền thanh toán và công nợ tại những siêu thị; hỗ trợ nguồn lực, tư vấn tài chính và tận dụng mạng lưới đối tác để giúp chủ thể OCOP thuận lợi hơn trong việc đưa đặc sản vào chuỗi siêu thị; cấp tín dụng online 100% qua ứng dụng trên smartphone; triển khai dịch vụ trực tuyến HDBank Nông thôn bên cạnh 360 điểm giao dịch tại 63 tỉnh thành...

Chuong trinh OCOP anh 5

Dịch vụ HDBank Nông thôn cung cấp cho người nông dân nhiều tiện ích trực tuyến.

Ngoài ra, ngân hàng cũng phối hợp Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (Agritrade) thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng nhiều đơn vị liên quan để kết nối các chủ thể uy tín tại từng địa phương, sàng lọc kỹ lưỡng sản phẩm chất lượng với nguồn gốc rõ ràng để đưa vào chuỗi livestream “Chợ phiên OCOP”.

Tuy còn tồn tại nhiều hạn chế cần giải quyết bằng nỗ lực dài hạn, không thể phủ nhận chương trình OCOP đã và đang mang đến những tác động tích cực, thêm nhiều mảng màu mới cho bức tranh nông thôn Việt Nam. Trải qua 6 năm triển khai, chương trình OCOP không chỉ góp phần phát triển sản phẩm, mà còn đóng góp lớn cho kinh tế - xã hội của từng khu vực.

Bài liên quan

Đắc Tú - Tú Nhã

Bình luận

Ý kiến bạn đọc

Nổi bật
  • Mới nhất
Gửi bình luận

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng.
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

    Xem thêm bình luận

    Bạn có thể quan tâm

    Thông báo