Xu thế BĐS ven biển tại Việt Nam cũng ngày càng được ưa chuộng và trở thành kênh đầu tư thu hút dòng tiền.
Theo các nhà đầu tư, tiềm lực tài chính tốt của nhiều người sẽ tiếp tục tạo lực đẩy cho du lịch trong nước, bên cạnh đó là kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ từ khách du lịch quốc tế. Việc bắt đầu áp dụng hộ chiếu vaccine hứa hẹn thúc đẩy BĐS tại các điểm đến như Phú Quốc, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bình Định hay Bình Thuận.
BĐS ven biển tại Bình Thuận thu hút thị trường trong những năm gần đây. |
Những năm qua, BĐS ven biển mang lại trái ngọt cho giới đầu tư khi giá đất tăng trưởng sau các thông tin về quy hoạch, nâng cấp địa chính. Chẳng hạn, sau khi được nâng cấp lên thành phố cùng hạ tầng đầu tư bài bản, Phú Quốc đang thiết lập mặt bằng giá mới, có khả năng vượt các thị trường đi trước.
Tại đảo ngọc, nhiều dự án shophouse ghi nhận mức giá 8-12 tỷ đồng, hứa hẹn mang lại lợi nhuận nhờ cho thuê đến 12%/năm. Hay đất nền BĐS Phan Thiết có giá trị tăng gấp 3 lần so với 2-3 năm trước.
Bình Thuận hiện là một trong những điểm đến mới của giới đầu tư BĐS với nhiều dự án lớn. Ngoài lợi thế vốn có về du lịch, kinh tế phát triển và hạ tầng giao thông đồng bộ cũng là đòn bẩy giúp nơi đây hút nhà đầu tư cả trong lẫn ngoài nước.
Trong đó, công trình trọng điểm cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết được kỳ vọng có thể thay đổi bộ mặt BĐS địa phương. Được khởi công từ cuối tháng 9/2020, dự án cao tốc dài 99 km, mặt đường hơn 32 m, quy mô 6 làn xe, vận tốc 120 km/h. Dự án có tổng mức đầu tư 12.500 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành cuối năm 2022.
Ngoài ra, một số hạng mục về hạ tầng cũng được đầu tư nâng cấp, tạo đà cho sự phát triển của Bình Thuận cũng như La Gi trong tương lai. Việc khởi công xây dựng sân bay Phan Thiết, đạt công suất ước tính đón 2 triệu lượt khách/năm là tín hiệu tích cực.
La Gi sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ, nhiều tiềm năng chưa khai phá. |
Để kết nối trực tiếp cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết với La Gi, Bình Thuận triển khai hai trục đường kết nối cao tốc dẫn xuống QL1A và QL55 ở khu vực huyện Hàm Tân. Khi hoàn thành, các tuyến đường này sẽ rút ngắn thời gian di chuyển từ TP.HCM đến La Gi còn 1,5 giờ, từ sân bay quốc tế Long Thành và sân bay Phan Thiết đến thị xã này khoảng một giờ. Điều này giúp La Gi có thể tiếp cận hàng chục triệu khách du lịch quốc tế và các tỉnh thành phía Bắc.
Hạ tầng phát triển tạo sức hút cho BĐS Bình Thuận, đặc biệt là đô thị biển La Gi. Ảnh: Kiên Giang. |
Tại Bình Thuận, thị xã La Gi trở thành đô thị lớn thứ hai sau thành phố Phan Thiết, sớm được quy hoạch thành đô thị hạt nhân nằm trong vùng kinh tế phía tây nam tỉnh và là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị QL55.
Trong tương lai, La Gi được kỳ vọng trở thành trung tâm về kinh tế - xã hội, khai thác chế biến hải sản, du lịch sinh thái, văn hóa…, thúc đẩy sự phát triển vùng phía nam của tỉnh.
Các khu phức hợp đô thị thương mại - dịch vụ - du lịch biển được đầu tư bài bản sẽ giúp BĐS La Gi thu hút khách du lịch và nhà đầu đầu tư. Ảnh phối cảnh. |
Cũng như bài toán của Phú Quốc và Phan Thiết, sau khi thị xã La Gi lên thành phố, BĐS tại đây có thể đón sóng tích cực nhờ lực đẩy từ hạ tầng lớn. Mức giá hấp dẫn của BĐS La Gi được xem là yếu tố mấu chốt, thu hút dòng tiền của các nhà đầu tư.
Hiện giá BĐS La Gi dao động 35- 45 triệu/m2. Tại các vị trí ven biển thuận tiện kinh doanh, giá đất đạt mức 35-60 triệu/m2. Mặt bằng giá này khá thấp so với giá BĐS ven biển tại Phan Thiết, Mũi Né (90-120 triệu/m2). Tại khu vực Hồ Tràm, đất nền ven biển mặt đường lớn được giao dịch với mức giá trên 100 triệu/m2.
Với mức giá này, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng vào tiềm năng sinh lời khi La Gi lên thành phố theo quy hoạch năm 2025.