Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BBC bị tố dùng sinh viên làm ‘lá chắn sống’ ở Triều Tiên

Nhiều nguồn tin cáo buộc BBC dùng 10 sinh viên của Đại học Kinh tế London (LSE) làm bình phong để làm phim tại Triều Tiên hồi tháng 3 trong bối cảnh căng thẳng liên Triều lên cao.

BBC bị tố dùng sinh viên làm ‘lá chắn sống’ ở Triều Tiên

Nhiều nguồn tin cáo buộc BBC dùng 10 sinh viên của Đại học Kinh tế London (LSE) làm bình phong để làm phim tại Triều Tiên hồi tháng 3 trong bối cảnh căng thẳng liên Triều lên cao.

 Ảnh minh họa.

Theo Hội sinh viên tại LSE, BBC lừa sinh viên tới Triều Tiên cùng ba nhà báo của hãng tin này trong bối cảnh căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên đang lên cao. Tuy nhiên, BBC khẳng định, sinh viên đã được cảnh báo trước những rủi ro tiềm năng.

Đại diện phía BBC, Ceri Thomas, nói: “Có 10 sinh viên trong đoàn. Chúng tôi nói với họ rằng sẽ có một nhà báo trong chuyến đi. Nếu nhà báo đó bị phát hiện, điều này đồng nghĩa với việc giam giữ và bị bắt”. Trong số 10 sinh viên, có 9 em từ độ tuổi từ 21 đến 28, một em 18 tuổi. 

Để quay phim, phóng viên của BBC là John Sweeney đã mạo danh là giáo sư lịch sử tham gia chuyến thăm của hiệp hội sinh viên LSE tới Triều Tiên hồi cuối tháng 3. Ban đầu các sinh viên chỉ thấy Sweeny. Khi máy bay quá cảnh ở Bắc Kinh (Trung Quốc), vợ của Sweeney và người quay phim nhập vào đoàn.

Hội trưởng hội sinh viên LSE, bà Peters-Day – người không góp mặt trong chuyến đi – nói với BBC News Channel rằng: “Một trong những sinh viên trong đoàn cho biết rằng cô không hề biết điều gì sẽ xảy ra. Đối với chúng tôi, đây là vấn đề liên quan đến phúc lợi của sinh viên. Các sinh viên đã bị lừa dối. Tôi cho rằng, chuyến đi do BBC tổ chức là một mưu mẹo để họ có thể đến Triều Tiên và điều đó thật xấu hổ. Họ đã dùng sinh viên như lá chắn sống trong tình huống này”.

LSE cũng cho rằng, bộ phim của Sweeney có thể khiến những giảng viên người Anh tại các nước có chính trị nhạy cảm gặp nguy hiểm và việc thăm các nước của sinh viên LSE khó khăn.

Giáo sư George Gaskell bày tỏ quan điểm: “Một số đồng nghiệp của chúng tôi đang làm việc ở châu Phi, Trung Quốc và nhiều nước khác có thể gặp nguy hiểm vì bộ phim”.

Trước thông tin trên, Universities UK, tổ chức chuyên vận động và bảo vệ các trường đại học ở Anh bày tỏ, họ rất tiếc vì cách tiếp cận của BBC trong vấn đề này.

Nicola Dandridge, Giám đốc điều hành của Universities UK, chia sẻ, các trường đại học hợp tác và hoạt động trong một số khu vực nhạy cảm của thế giới. Cách mà BBC hành động có thể không chỉ đặt sinh viên vào tình huống nguy hiểm mà còn hủy hoại danh tiếng của các trường đại học ngoài nước.

đỗ quyên

Theo Infonet

đỗ quyên

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm