Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bảy sự thật có thể bạn chưa biết về thực phẩm

Tinh bột và ngũ cốc đóng vai trò thiết yếu trong nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày. Những sự thật dưới đây được trích từ cuốn “Khoa học nấu ăn” sẽ giúp bạn có thêm kiến thức hữu ích.

Khoa hoc nau an anh 1

1. Thận trọng hơn khi hâm nóng cơm: Vi khuẩn Bacillus Cereus bắt đầu sinh sản và giải phóng độc tố trên cơm trong khoảng 4-55 độ C. Cơm sẽ không an toàn khi vi khuẩn và độc tố đạt trên ngưỡng nguy hiểm. Luôn làm nguội nhanh và giữ lạnh ở nhiệt độ dưới 5 độ C để giảm tốc độ phát triển của chúng. Càng làm việc này sớm thì phần cơm thừa sẽ càng an toàn. Ảnh: Miri.

Khoa hoc nau an anh 2

2. Không cần đợi đồ ăn nguội mới cho vào tủ lạnh: Có một lo lắng thường thấy là khi cất đồ ăn còn nóng sẽ làm tủ lạnh mau hỏng. Tuy nhiên, các thiết bị ngày càng hiện đại. Chúng có thể nhanh chóng tái điều chỉnh khi có một dòng nhiệt từ ngoài đưa vào. Vì vậy, bạn không cần chờ thức ăn nguội hoàn toàn trước khi cất vào tủ lạnh. Ảnh: Miri.

Khoa hoc nau an anh 3

3. Muốn làm pasta tươi, hãy chọn đúng loại bột mì: Bột có hàm lượng protein thấp được dùng làm pasta trứng để tránh cho chúng trở nên quá dai và đặc. Các công thức pasta thường khuyến khích sử dụng “00”, loại bột được nghiền mịn nhất theo phân loại của Italy. Những bột li ti này dễ trộn và giúp tạo nên sợi pasta mịn mượt. Nếu không có loại đó, bạn cũng có thể dùng bột trắng đa dụng hay bột làm bánh với hàm lượng protein thấp, khoảng 7-9%. Ảnh: Miri.

Khoa hoc nau an anh 4

4. Muối đóng vai trò thiết yếu trong khi luộc pasta: Thêm muối vào nước luộc sẽ cải thiện vị của pasta. Chúng khiến việc nấu pasta chín giòn dễ dàng hơn và loại bỏ một phần tinh bột dính. Ảnh: Miri.

Khoa hoc nau an anh 5

5. Cách để pasta khỏi bị dính và đóng bánh: Khi nấu gần xong, pasta dễ bị dính do lớp tinh bột trên bề mặt bắt đầu chuyển thành dạng gel. Nếu không ăn ngay với nước sốt, hãy thêm vào một chút ít dầu ô liu để giữ pasta không bị dính. Ảnh: Miri.

Khoa hoc nau an anh 6

6. Dầu trong cám gạo dễ bị ô xy hóa và ôi trong vài tháng: Vì vậy, người ta thường “đánh bóng” gạo, hay xát, để tăng thời hạn sử dụng. Việc này để lại đúng phần nhân, chủ yếu là tinh bột, gọi là nội nhũ. Những tinh thể tinh bột được nén chặt trong nội nhũ màu như phấn và hầu như không ăn được nếu chưa nấu chín. Ảnh: Miri.

Khoa hoc nau an anh 7

7. Ngũ cốc nguyên cám tốt hơn đồ chế biến: Ngũ cốc nguyên cám vẫn còn lớp vỏ ngoài giàu các dưỡng chất quan trọng. Chất xơ trong cám không tiêu hóa được nhưng lại giúp ta có cảm giác no. Một phần năm lượng chất xơ này có thể chuyển thành dạng gel trong ruột, giúp làm chậm việc hấp thụ đường và cholesterol từ thức ăn. Ảnh: Miri.

10 sự thật khoa học giúp bạn 'làm chủ' các món cá

Các kiến thức trong cuốn "The science of cooking - Khoa học về nấu ăn" giúp độc giả có được những món ăn từ cá thơm ngon và bổ dưỡng.

Na Y

Bạn có thể quan tâm