Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 sự thật thú vị về khoa học nấu ăn

Trong cuốn "The science of cooking - Khoa học về nấu ăn", mọi thứ liên quan tới thực phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng. Các thông tin thú vị trong cuốn sách sẽ rất có ích với độc giả.

am thuc anh 1

1. Thành phần của các loại thịt khác nhau sẽ có lượng protein khác nhau. Tỷ lệ tương đối giữa mỡ và cơ, lượng mô liên kết và loại cơ trong miếng thịt sẽ quyết định tỷ lệ mỡ và protein bên trong. Trong số các loại thịt đỏ như bò, cừu, lợn, nai... thịt lợn có lượng mỡ cao và protein thấp. Loại thịt này thường có màu hồng nhạt tới hồng đậm.

am thuc anh 2

2. Gà "siêu thịt" hiện đại, giống gà được nuôi phổ biến nhất hiện nay, là thành quả của quá trình chọn giống kỹ lưỡng, liên tục trong hàng thập niên. Chúng được lai giữa nhiều giống gà khác nhau để có được kích cỡ lớn và phát triển nhanh. Gà được nuôi công nghiệp hiện nay lớn gấp bốn lần các giống gà được nuôi cách đây 50 năm, đạt khối lượng giết mổ chỉ trong 35 ngày (ngắn hơn một nửa so với các giống truyền thống).

am thuc anh 3

3. Bò ăn cỏ ít mỡ hơn bò ăn hạt, ngũ cốc khoảng 4% và mỡ của chúng thường nằm ngay dưới da, nhiều hơn là ở trong thớ cơ. Tuy ít hơn nhưng mỡ của bò ăn cỏ có chứa nhiều axit béo omega-3 thiết yếu, vốn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn so với bò ăn hạt.

am thuc anh 4

4. Bò Wagyu là một trong những loại thực phẩm được tìm kiếm nhiều nhất trên thế giới. Loại thịt bò này có giắt nhiều mỡ, giúp cho món ăn trở nên thơm ngon và đậm đà. Việc chăn nuôi bò Wagyu có quy trình khắt khe và vô cùng chặt chẽ. Chỉ những con bò đáp ứng toàn bộ yêu cầu của quy trình mới được xuất chuồng. Vì vậy, giá cho mỗi kilogram thịt bò Wagyu thượng hạng có thể lên tới 500 bảng Anh.

am thuc anh 5

5. Ngày nay, nhiều gia đình có xu hướng tích trữ đồ ăn trong thời gian dài. Tuy nhiên tủ lạnh gia đình thường có công suất thấp, hiệu suất kém xa những thiết bị công nghiệp có khả năng "cấp đông siêu tốc". Bởi vậy tùy từng loại thịt mà có thời gian đông lạnh tối đa khác nhau. Theo khuyến nghị, thịt gà miếng có thể để được tới 12 tháng trong tủ đông, trong khi đó thịt bò là 6 tháng và thịt xông khói hay xúc xích chỉ nên để trong 1 tháng.

am thuc anh 6

6. Ngày nay chúng ta thường xông khói thực phẩm để tạo nên những hương vị thơm ngon hấp dẫn bằng cách hun gỗ táo hay gỗ dẻ ngọt. Khi gỗ cháy, hợp chất lignin trong gỗ phân hủy và khuếch tán thành một loạt phân tử mang hương thơm sẽ bay lên và bám vào bề mặt thịt. Nhưng lignin chỉ bắt đầu phân hủy và tạo hương khi gỗ đạt đủ 170 độ C.

am thuc anh 7

7. Việc bạn cắt ngang hay dọc thớ có tác động đáng kể đến độ mềm mọng của miếng thịt, đặc biệt là thịt bò. Thớ được hiểu là hướng chạy của các sợi cơ. Khi cắt thịt để ăn, bạn nên cắt ngang thớ để có trải nghiệm ẩm thực tốt nhất. Đôi khi, cắn vào miếng thịt cắt dọc thớ cần một lực lớn gấp 10 lần cắn thịt ngang thớ.

am thuc anh 8

8. Để làm được món thịt quay giòn bì thành công, phần da cần được làm khô trước khi quay. Tốt nhất, chúng ta nên xát kỹ thịt với muối trước và để một lúc. Muối sẽ rút bớt nước ra ngoài. Sau đó, thấm khô bề mặt miếng thịt rồi đặt chúng vào tủ lạnh để thịt khô thêm nữa trước khi quay.

am thuc anh 9

9. Mỗi loại thịt có một mức nhiệt chín tối thiểu khác nhau. Đối với thịt gà, nếu nấu không chín hoặc chưa tới mức nhiệt tối thiểu sẽ rất nguy hiểm. Gà thường chứa những vi khuẩn có hại như Salmonella hay Campylobacter. Vì vậy thịt gà nên được nấu tối thiểu ở 74 độ C. Bên cạnh đó, thịt lợn được khuyến nghị nấu chín ở 62 độ C để tiêu diệt các vi khuẩn gây hại.

am thuc anh 10

10. Muối có nhiều tác dụng trong việc chế biến món ăn. Ngoài tăng cường hương vị, rút nước trong thực phẩm, muối còn được sử dụng để làm mềm một số loại thịt. Khi ướp đủ lâu, muối sẽ làm biến đổi tính chất lớp protein trên bề mặt, khiến thịt trở nên mềm hơn. Sau khoảng 40 phút ướp muối, đa số các loại thịt sẽ mềm hơn đáng kể.

Sách 'Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ' có hình động trên bìa

Bên cạnh hình thức mới mẻ, cuốn sách của nhà văn Nguyễn Ngọc Thuần còn sử dụng công nghệ AR - tăng cường thực tế ảo giúp độc giả có thể nhìn thấy các hình động trên bìa sách.

Ấn bản ‘Superman’ hiếm năm 1938 được bán với giá kỷ lục

Một cuốn truyện tranh “Superman” (Siêu nhân) năm 1938 được bán với giá 3,25 triệu USD.

Na Y

Ảnh: Na Y, Canva

Bạn có thể quan tâm