Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báu vật phật giáo quý hiếm trong bảo tàng ở Đà Nẵng

Cửu đỉnh, tượng phật, chuông đồng và nhiều hiện vật khác có niên đại từ hàng trăm năm được làm bằng nhiều chất liệu quý vừa đưa ra trưng bày tại Bảo tàng phật giáo mới khánh thành.

Báu vật phật giáo xứng tầm bảo vật quốc gia Cửu đỉnh, tượng phật, chuông đồng và nhiều hiện vật khác có niên đại từ hàng trăm năm được làm bằng nhiều chất liệu quý vừa đưa ra trưng bày tại Bảo tàng phật giáo mới khánh thành.
Chiều 24/12, Bảo tàng phật giáo đầu tiên tại Việt Nam khánh thành trong không gian chánh điện của chùa Quán Thế Âm (Đà Nẵng). Công trình rộng 7.000 m2, lưu giữ hơn 500 cổ vật, trong đó có nhiều hiện vật được giới nghiên cứu đánh giá xứng tầm báu vật quốc gia.
Thượng tọa Thích Huệ Vinh - Trụ trì chùa Quán Thế Âm cho biết, bộ sưu tập cổ vật phật giáo được sưu tầm trải qua ba đời trụ trì chùa với nguyện ước giữ gìn di sản văn hóa, đồng thời bảo tồn di sản quý giá của dân tộc cho muôn đời sau.
Tượng Quan âm Bồ tát được tạc bằng đá ngọc, quý hiếm. Thượng tọa Huệ Vinh chia sẻ, mỗi cổ vật đều ẩn chứa từng câu chuyện từ huyền thoại mang đặc trưng tín ngưỡng tôn giáo. Hàng trăm cổ vật thể hiện phong phú qua những chủ đề tư tưởng khuyến khích điều thiện, hướng về đời sống tâm linh cao quý, gieo vào lòng người cảm giác bình an. 
Tượng Quan âm Bồ tát cưỡi cá hóa rồng. Vài năm trước, một người dân tình cờ đào được, đã mang pho tượng này đến hiến tặng cho nhà chùa. Tượng cao khoảng 50 cm, trọng lượng gần 7 kg, chất liệu làm bằng đồng đúc với hình tượng Quan âm Bồ tát cầm viên ngọc cưỡi cá hóa rồng một sừng chế ngự sóng dữ. Đầu năm 2011, một Thượng nghị sĩ Nhật Bản từng mượn pho tượng này đưa về nước làm hình mẫu với ước mong hóa giải, ngăn ngừa sóng thần giúp người dân xứ Phù tang vơi bớt đau thương. 
Cửu đỉnh có chất liệu đúc đồng, niên đại thế kỷ 19.
Chuông đồng có đai được đúc, chạm hình rồng thời Lê triều Cảnh Hưng, thế kỷ 18.
Tượng phật đỏ hồng như ngọc được tạc bằng chất liệu hổ phách quý, niên đại thế kỷ 19. Bảo tàng này sở hữu đến hai tượng phật làm bằng hổ phách.
Phật tử đốt trầm trong đỉnh đồng thế ba chân vạc vững chãi, quý hiếm.
Phật tử say sưa chiêm ngưỡng các pho tượng độc đáo. 
Tượng Kim cang thừa mật tông, niên đại thế kỷ 18, chất liệu đúc đồng lên men xanh ngọc, đỏ... quý hiếm. Các chuyên gia nhận định, Bảo tàng phật giáo có hai bộ tượng giá trị nổi bật. Trong đó bộ tượng phật mật tông gồm 8 vị trụ trì và tượng Bạch ngọc Quan thế Âm tống tử được các nhà nghiên cứu kiến nghị lập hồ sơ công nhận bảo vật quốc gia. 
Tượng Quan thế âm nghìn tay, nghìn mắt được làm bằng chất liệu gỗ được chạm khắc tinh xảo, niên đại khoảng thế kỷ 16 -17.
Đỉnh Cá thần (chất liệu đồng). Người dân các làng chài thường dùng đốt hương, giấy trong lễ hội cầu ngư đầu năm mới.  
Tượng phật Thích ca nằm được chế tác bằng đồng, niên đại cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20.
Thượng tọa Thích Huệ Vinh trò chuyện cùng nhà sử học Dương Trung Quốc về những chuyện thú vị ẩn chứa trong các cổ vật. "Phật giáo đồng hành xuyên suốt với lịch sử dân tộc, lẽ ra bảo tàng này phải được hình thành sớm hơn. Công trình khánh thành mở ra không gian văn hóa phật giáo đa dạng, gợi nhắc mọi người cùng nhau bảo tồn, gìn giữ di tích lịch sử văn hóa dân tộc", ông Quốc nói. 

Minh Hoàng

Bạn có thể quan tâm