Tại phá Tam Giang, Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) có hàng trăm phụ nữ nghèo ngâm mình trong nước lợ cả ngày mưu sinh để mò bắt ngao nước lợ (dậm trìa).
|
Bắt dậm trìa là nghề mưu sinh nhọc nhằn và cô độc của những phụ nữ trên phá Tam Giang. Tại đây họ ngâm mình trong nước dùng chân sục sạo bùn để tìm trìa đưa lên.
|
|
Những người bắt dậm trìa phần lớn là phụ nữ nghèo, sức khoẻ kém chỉ có thể làm việc ở những vùng nước nông của phá Tam Giang.
|
|
Để chống lại cái lạnh do ngâm mình trong nước nhiều giờ đồng hồ, họ mặc nhiều quần áo để chống rét hay uống nước mắm nhĩ như những thợ lặn.
|
|
Ngay sau khi lên bờ, nhiều phụ nữ còn hút thuốc lá cuốn để xua cảm giác lạnh run.
|
|
Mệ Lương Thị Tẹo (72 tuổi) cho biết, đã theo mẹ đi dậm trìa từ khi còn là một bé gái.
|
|
Một số người kinh tế khá hơn sắm một chiếc xuồng nhỏ để dậm trìa những vùng nước sâu. Họ cho biết, ở xa trìa thường to hơn.
|
|
Giá trìa vào chính vụ được thương lái thu mua chỉ 3000 đồng/kg.
|
|
Một thuyền thu mua trìa của thương lái cập bến đò Cồn Tộc, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền mang về Huế phân phối.
|
|
Hoạt động khai thác, mua bán sôi động nhất vào tháng 3 - 4 (âm lịch). Đó cũng là mùa làm ăn chính của dân dậm trìa.
|
|
Suốt buổi sáng, người phụ nữ này chỉ dậm được chừng 10 kg trìa, thu về khoảng 30.000 đồng.
|
|
Bà Tẹo (người dân nơi đây thường gọi bà là mệ) bán mớ trìa dậm được trong ngày và chuẩn bị về nhà. Mệ cho biết, sức khoẻ giờ đã yếu nên chỉ làm được một buổi là đã không chịu nổi vì kiệt sức.
|
|
Mệ gắng chăm vài con chó, đàn vịt như một thứ của để dành cho chính mình.
|
|
Cũng như mệ Tẹo, nhiều bé gái ở vùng phá Tam Giang đã theo chị, theo mẹ đi dậm trìa từ nhỏ. Nghề này dẫu nhọc nhằn nhưng ít nhiều mang lại cơm áo cho những người nghèo.
|
Tam Giang là một phá nằm trong hệ đầm phá Tam Giang. Diện tích khoảng 52km2, trải dài hơn 24km từ cửa sông Ô Lâu đến cửa sông Hương, thuộc địa phận của ba huyện Phong Điền, Quảng Điền, Hương Trà (Thừa Thiên Huế).
Độ sau của nơi này từ 2-4m, có nơi 7m. Hàng năm có thể khai thác trên vùng đầm phá hàng nghìn tấn hải sản. Hiện đã có nhiều đơn vị nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu qua phá Tam Giang để có thể phát triển kinh tế và du lịch tại đây.