Vị trí siêu bão Yagi lúc 19h ngày 7/9. Ảnh: Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia. |
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, trong 3 giờ tới, bão di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 15-20 km/h.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, đảo Bạch Long Vĩ có gió mạnh cấp 13, giật cấp 14; Đảo Cô Tô có gió mạnh cấp 13, giật cấp 16; Tiên Yên (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Đầm Hà (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 10, giật cấp 13; Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 12, giật cấp 14; Phủ Liễn (Hải Phòng) gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; Cát Hải (Hải Phòng) gió mạnh cấp 11, giật cấp 14; Đông Xuyên (Hải Phòng) gió mạnh cấp 10, giật cấp 12; Ba Lạt (Thái Bình) gió mạnh cấp 9, giật cấp 12; Văn Lý (Nam Định) gió mạnh cấp 7, giật cấp 8; Hải Dương gió mạnh cấp 12, giật cấp 13; Lục Ngạn (Bắc Giang) gió mạnh cấp 9, giật cấp 11; Hưng Yên gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; Bắc Giang gió mạnh cấp 7, giật cấp 9; Bắc Ninh gió mạnh cấp 7, giật cấp 10...
Ở khu vực phía Đông Bắc Bộ đã có mưa to đến rất to. Lượng mưa tính từ 0h đến 19h ngày 7/9 có nơi trên 200 mm như Cát Bà (Hải Phòng) 215 mm, Đông Triều Quảng Ninh) 224 mm, Cẩm Phả (Quảng Ninh) 213 mm, Mẫu Sơn (Lạng Sơn) 220 mm, Phủ Dực (Thái Bình) 409 mm, Xuân Thủy (Nam Định) 221 mm...
Trên biển, vùng biển vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) có gió mạnh cấp 8-10, giật cấp 13; biển động rất mạnh.
Trên đất liền, vùng ven biển từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa có gió mạnh cấp 7-8, vùng gần tâm bão cấp 9-11, giật cấp 14; khu vực sâu trong đất liền phía Đông Bắc Bộ có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 (thời điểm gió mạnh còn duy trì trong tối nay).
Về sóng biển, khu vực vịnh Bắc Bộ (bao gồm huyện đảo Bạch Long Vỹ, Cô Tô) sóng cao 3-5 m. Vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh - Ninh Bình sóng cao 2-4 m.
Các khu vực neo đậu tàu thuyền, khu nuôi trồng thuỷ sản, các tuyến đê, kè biển trong vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của gió mạnh, sóng lớn và nước dâng/rút do bão.
Mưa lớn có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.