Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Báo Tây mừng vì Việt Nam tiến chậm hơn nhưng chắc

Tổng sản phẩm quốc nội và hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay có thể giảm so với năm ngoái, song Business Insider nhận định nền kinh tế sẽ phát triển an toàn hơn.

Nếu ai đó yêu cầu bạn nêu tên quốc gia châu Á từng thu hút những nhà sản xuất nước ngoài bằng chi phí lao động rẻ, thúc đẩy sự bùng nổ hoạt động kinh tế dựa vào xuất khẩu nhưng giờ đây đang chuyển đổi sang kiểu tăng trưởng điều độ và dựa vào người tiêu dùng hơn, có lẽ bạn sẽ nói rằng đó là Trung Quốc. Nhưng Việt Nam mới là đáp án đúng, Business Insider khẳng định.

Do chi phí lao động tăng mạnh ở Trung Quốc trong nhiều năm qua, ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam và thậm chí còn quyết định lập cửa hàng ở Việt Nam trước khi chuyển nhà máy.

Mức tiêu dùng trong nước sẽ giữ nhịp tăng trưởng

Sự nổi tiếng ngày càng tăng của Việt Nam với tư cách là công xưởng toàn cầu là một trong những lý do khiến ngân hàng Credit Suisse dự đoán tổng sản phẩm quốc nội (FDP) của quốc gia Đông Nam Á tăng 6,3% trong năm tới. Đây là mức tăng cao thứ ba trong các nền kinh tế thị trường mới nổi  - sau Trung Quốc (tăng 6,6%) và Ấn Độ (7,8%), tờ Business Insider nhận định.

nen kinh te Viet Nam tang truong chac anh 1

Mặc dù 6,3% là con số tương đối cao, nó vẫn là bước lùi so với mức tăng 6,7% trong năm 2015 do kính tế toàn cầu tăng trưởng chậm. Tuy nhiên, ngay cả khi hoạt động xuất khẩu của Việt Nam chững lại, các nhà phân tích của Credit Suisse vẫn nhấn mạnh rằng mức tiêu thụ cao trong nước đang giúp Việt Nam duy trì đà tăng trưởng kinh tế - một mô hình phát triển mà họ mô tả là “chậm hơn nhưng an toàn hơn”.

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng nhanh trong giai đoạn đầu thập niên, đạt đỉnh ở mức tăng trưởng 34,2% vào năm 2011. Sau đó mức tăng giảm dần cùng với tình trạng nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc giảm. Xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tới khoảng 5,5% GDP của Việt Nam. Tình trạng tăng trưởng chậm của nền kinh tế Mỹ, quốc gia mà Việt Nam phụ thuộc ở mức cao nhất so với các quốc gia Đông Nam Á khác, cũng có khả năng tác động xấu tới nhập khẩu trong năm. Credit Suisse dự đoán kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sẽ giảm nhẹ - từ 7,1% trong năm 2015 xuống 6,9% trong năm 2016.

Tăng trưởng chậm hơn không phải dấu hiệu xấu

Thế nhưng điều quan trọng là chúng ta phải đặt mức tăng trưởng chậm trong trong bức tranh toàn cảnh. Mức tăng trưởng nhập khẩu của Việt Nam đã vượt mọi nước ở châu Á, trừ Nhật Bản, từ 10 tới 15% trong 5 năm qua, và các nhà đầu tư nước ngoài vẫn đổ xô tới Việt Nam. Credit Suisse dự đoán tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt 13 tỷ USD trong năm nay – một con số khá ấn tượng, dù thấp hơn so với mức 14,5 tỷ USD trong năm ngoái.

Khu vực sản xuất, chiếm tới 24% GDP, thu hút 57% nguồn vốn FDI trong năm ngoái. Việt Nam sẽ nhận nhiều vốn đầu tư hơn nữa từ Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương – một thỏa thuận thương mại tự do giữa 12 nước. GDP của Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 10% vào năm 2025, theo một nghiên cứu của Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tại Mỹ. việt Nam cũng ký một thỏa thuận thương mại tự do riêng rẽ với châu Âu năm ngoái.

Trong khi đó, sự tăng lên của tiêu dùng trong nước đã bù đắp cho những điều kiện bất lợi bên ngoài. Doanh số bán lẻ thực tế tăng thêm 8,4% trong năm 2014 và 9,2% trong năm 2015. Sự giảm giá nhiên liệu và thực phẩm làm tăng sức mua của người dân, đẩy mức tăng lương thực tế từ 10% vào năm 2014 lên 14% trong năm 2015, bất chấp việc lương danh nghĩa không thay đổi. Các ngân hàng cũng đẩy mạnh hoạt động cho vay tiêu dùng. Nhóm ngân hàng lớn tăng 43% mức vay dành cho cá nhân trong nửa đầu năm 2015. 

Vẫn nên thận trọng với ngân hàng và bất động sản

Làm thế nào để tận dụng tình hình tăng trưởng của Việt Nam? Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều thách thức – như tính thanh khoản, số lượng công ty niêm yết thấp và sự khống chế mức sở hữu của người nước ngoài. Các nhà phân tích chứng khoán của Credit Suisse khuyên giới đầu tư tập trung vào những cổ phiếu phục vụ nhiều người tiêu dùng – như tập đoàn Vinamilk hay FPT.

Nhóm chuyên gia phân tích chứng khoán của Credit Suisse tỏ ra thận trọng hơn với các cổ phiếu liên quan tới tín dụng – bao gồm ngân hàng và các doanh nghiệp bất động sản. Sự gia tăng số lượng khoản vay “chết” sau thời kỳ bong bóng bất động sản do phong trào vay tiền để mua nhà trong 5 năm qua đã tạo nên áp lực đối với tỷ suất vốn của ngân hàng.

Nếu hoạt động cho vay vẫn tiếp tục với nhịp độ như trong nhiều năm qua, 4 trong số 6 ngân hàng lớn nhất sẽ có tỷ lệ an toàn vốn dưới 10% vào cuối năm 2016. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam yêu cầu 10 ngân hàng lớn thực thi các yêu cầu về vốn theo Hiệp ước vốn Basel II, và Credit Suisse tin rằng tỷ suất vốn sẽ giảm thêm 3% do các ngân hàng thực thi các quy định nghiêm ngặt.

Sự thay đổi ấy sẽ giúp một nửa trong số 6 ngân hàng lớn nhất có tỷ suất vốn dưới 9% mà tiêu chuẩn ngân hàng quốc tế yêu cầu, theo đó các ngân hàng chỉ tăng vốn từ 0,4 tới 0,9 tỷ USD (từ 8 tới 35% mức vốn hóa thị trường của họ) để phù hợp với tiêu chuẩn. Mặc dù Credit Suisse không dự đoán khủng hoảng ngân hàng sẽ xảy ra – đồng thời tin rằng tình trạng cho vay để mua bất động sản sẽ giảm, trong khi cho vay để xây dựng cơ sở hạ tầng không giảm – những người nắm cổ phiếu ngân hàng sẽ phải đối mặt với tương lai khó khăn.

 

Khánh Vân

Bạn có thể quan tâm