Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bảo tàng thất tình - trào lưu mới của giới trẻ Trung Quốc

Bắt đầu từ ý tưởng bảo tàng thất tình ở Croatia với những câu chuyện tình yêu tan vỡ, mô hình đặc biệt này đang nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của thanh niên Trung Quốc.

Theo Asia Nikkei, các bảo tàng kỳ quặc với chủ đề thất tình đang phát triển mạnh tại Trung Quốc nhờ vào một yếu tố thường không tồn tại lâu dài. Đó là sự phấn khích của người tiêu dùng được thúc đẩy bởi truyền thông.

Tháng 12 năm ngoái, một công ty tổ chức triển lãm nhỏ ở Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, đã mở một bảo tàng trưng bày vật kỷ niệm tình yêu cùng với những câu chuyện liên quan đến chúng.

Bao tang that tinh o Trung Quoc anh 1
Một góc của bảo tàng thất tình ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: Baidu.

Bảo tàng “Thất tình tiên sinh” đã tạo nên một trào lưu như vậy, phần lớn là do khách tham quan đăng ảnh và video trực tuyến. Sau đó, công ty đã nhanh chóng mở thêm các địa điểm mới ở khoảng 20 thành phố khác, bao gồm Bắc Kinh và Thiên Tân.

Địa điểm du lịch thu hút giới trẻ

Những bảo tàng này là đứa con tinh thần của Zhu Zhaowei, giám đốc công ty. Zhu cho biết ông cảm thông với những người trẻ tuổi, những người cảm thấy lạc lõng sau khi chia tay và "muốn tạo ra một nơi khiến mọi người nhìn thấy cơ hội phục hồi".

Những phiên bản bắt chước của loại hình này đã mọc lên trên khắp đất nước. Đây là hiện tượng thường thấy ở Trung Quốc. Thông thường, khi một doanh nghiệp thành công, các đối thủ sẽ đổ xô bắt chước họ, và trào lưu đó sẽ nhạt dần khi người tiêu dùng bị hấp dẫn bởi những hiện tượng khác.

Bao tang that tinh o Trung Quoc anh 2
Giới trẻ chen chúc đến xem các hiện vật được trưng bày trong bảo tàng. Ảnh:  Asia Nikkei.

Có một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp, cũng là vấn đề Zhu đang tính toán, là làm thế nào để duy trì sức nóng của loại hình bảo tàng này.

Tại bảo tàng “Thất tình tiên sinh” ở Quảng Châu, một cái bật lửa, túi xách, máy mát xa mặt và hộp đựng điện thoại thông minh là một trong những vật phẩm được trưng bày, bên cạnh những câu chuyện cảm động liên quan đến tình yêu không trọn vẹn.

"Anh quá ngọt ngào với em nhưng lại không dành cho em", một trong những câu chuyện được đăng bên cạnh một chiếc chìa khóa bị mòn. "Thật ra, em không thích anh nhiều như vậy khi anh mời em đi hẹn hò nhưng em đã đồng ý". 

Đọc những dòng chữ này, một cặp vợ chồng ở độ tuổi ngoài 20 có phản ứng khác nhau. Người phụ nữ phá lên cười, trong khi đối phương lại thấy không thoải mái.

Bao tang that tinh o Trung Quoc anh 3
Những câu chuyện tình yêu luôn là đề tài hấp dẫn. Ảnh: Asia Nikkei. 

Một cô gái đến thăm bảo tàng với một người bạn nữ cho biết những gì được trưng bày "thật buồn cười nhưng cũng khiến tôi phải suy ngẫm". "Không có gì làm tôi hứng thú bằng những câu chuyện về mối quan hệ của người khác", cô nói.

Nhưng không phải ai cũng hài lòng. Một phụ nữ khác cho biết phí vào cửa 30 NDT (4,34 USD) là quá đắt. "Nội dung quá nông cạn đến nỗi bạn không cần đến năm phút để xem hết toàn bộ", cô nhận xét. 

Dù sao đi nữa, bảo tàng của Zhu dường như khá phù hợp với nhiều người. Bản thân ông lấy cảm hứng trực tiếp từ bảo tàng “Mối quan hệ tan vỡ” ở thủ đô Zagreb của Croatia. Zhu cho biết ý tưởng này bắt đầu khi ông đến thăm triển lãm lưu diễn của bảo tàng này ở Thượng Hải vào năm 2018.

Bao tang that tinh o Trung Quoc anh 4
Ý tưởng ban đầu bắt đầu từ bảo tàng “Mối quan hệ tan vỡ” ở thủ đô Zagreb của Croatia. Ảnh: Baidu.

"Tôi nghĩ rằng đó là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng những câu chuyện chủ yếu là của người nước ngoài và thiếu cảm giác thực tế đối với du khách Trung Quốc", ông nói. Điều này đã thôi thúc ông mở một phiên bản Trung Quốc của loại hình này.

Trào lưu sẽ kéo dài bao lâu?

Hình ảnh và video được chụp bởi du khách giúp đánh dấu sự quan tâm đến các bảo tàng như “Thất tình tiên sinh” trên phương tiện truyền thông xã hội.

Nhưng bây giờ Zhu Zhaowei đang phải đối đầu với các phiên bản bắt chước ở khắp nơi. Một bảo tàng thất tình ở Quảng Châu trưng bày các mặt hàng với mức giá tương tự, mặc dù trang trí và vật liệu in được cho là kém hơn hẳn. Vô số bảo tàng thất tình khác đã mọc lên trên khắp đất nước.

Zhu thừa nhận tình hình "không hề thoải mái" nhưng mô hình kinh doanh của ông không thể được cấp bằng sáng chế. Công ty của ông đã đăng ký nhãn hiệu “Thất tình tiên sinh”, nhưng điều đó không thể ngăn cản người khác bắt chước hình thức này. Thậm chí một đối thủ cạnh tranh tuyên bố đã lập nên một bảo tàng như vậy trước “Thất tình tiên sinh”.

Bao tang that tinh o Trung Quoc anh 5
Cách trang trí và hiện vật trưng bày ở các bảo tàng được cho là tương tự nhau. Ảnh: Baidu.

Câu chuyện này đã xảy ra rất nhiều lần trước đây ở Trung Quốc. Một doanh nhân sở hữu chuỗi nhà hàng ở Thượng Hải cho biết các quán ăn của anh đã bị bắt chước. Nhưng anh cũng thừa nhận đã bắt chước các đối thủ của mình và đánh giá thấp lợi thế của người đi đầu.

"Ai đưa ra ý tưởng đầu tiên không quan trọng," anh nói. "Nhiều nhà hàng cạnh tranh với nhau là một điều tốt cho người tiêu dùng, ngay cả khi họ đang bắt chước người khởi tạo". 

Zhu cho rằng trào lưu bảo tàng thất tình có thể sẽ qua đi trong một vài tháng. Nhưng công ty của ông dự định "dành thời gian để thành lập" các bảo tàng của mình, với hy vọng rằng sự quan tâm của mọi người với những cuộc chia tay lãng mạn không chỉ là thoáng qua.

Tỷ phú Trung Quốc bị điều tra tội cưỡng hiếp bé gái là kẻ hai mặt?

Vương Chấn Hoa, Chủ tịch Tập đoàn bất động sản Future Land Holdings, khiến thị trường địa ốc Trung Quốc chấn động khi bị bắt vì nghi vấn xâm hại bé gái 9 tuổi.








Minh Tú

Bạn có thể quan tâm