Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bão số 4 tác động rất rộng, tuyệt đối không xem nhẹ gió cấp 8

Bão số 4 kết hợp gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới nên tác động rất rộng, bao gồm cả miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do tác động của bão số 4, hiện tại, ở Cồn Cỏ (Quảng Trị) đã có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Hoành Sơn (Hà Tĩnh) gió mạnh cấp 6, giật cấp 8; Đồng Hới (Quảng Bình) có gió giật mạnh cấp 7.

Bao so 4 anh 1

Dự báo đường đi của bão số 4.

Đêm qua đến sáng nay ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ đã có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to: Hòa Bắc (Đà Nẵng) 152 mm; Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 270 mm, Hương Phú (Thừa Thiên Huế) 249 mm; Đrăkrông (Quảng Trị) 112 mm...

Hồi 7h ngày 19/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 17,5 độ Vĩ Bắc; 108,7 độ Kinh Đông, cách Quảng Bình - Quảng Trị khoảng 190 km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74 km/h), giật cấp 10; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 20 km/h.

Tuyệt đối không xem nhẹ bão cấp 8

Trước diễn biến bão số 4, ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết: "Dù là áp thấp nhiệt đới hay bão số 4 mạnh cấp 8, chúng tôi vẫn khuyến nghị người dân không nên nghĩ rằng đó là gió yếu, đặc biệt là khi hoàn lưu cơn bão rất rộng, không chỉ tác động trực tiếp vào Bắc và Trung Trung Bộ mà còn mở rộng ra các khu vực khác như nam đồng bằng ven biển Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ do kết hợp hoàn lưu gió mùa Tây Nam mạnh nằm trong dải hội tụ nhiệt đới".

Ông Khiêm nhận định, hệ thống thời tiết xấu này có thể làm xuất hiện các hiện tượng mưa, giông, lốc xoáy kèm gió giật mạnh.

"Chúng tôi nhấn mạnh rất nhiều lần rằng gió giật mạnh trong giông, lốc xoáy thì mạnh, thậm chí nguy hiểm hơn cơn bão mạnh, rất nguy hiểm đối với các hoạt động trên biển cũng như trên bờ, nhất là các khu neo đậu tàu thuyền, lồng bè, nuôi trồng thủy sản. Chúng ta tuyệt đối không nghĩ đây là cơn bão cấp 8 mà xem nhẹ tốc độ gió", ông Khiêm nhấn mạnh.

Về tình hình mưa lớn, Giám đốc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, bão số 4 kết hợp dải hội tụ nhiệt đới gây mưa lớn diện rộng. Mưa lớn đã bắt đầu từ đêm qua đến nay, tiếp tục kéo dài trong những ngày tới.

Từ nay tới 2 ngày tới, lượng mưa ở khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có thể từ 100 – 300 mm, có nơi lên tới 500 mm. Trọng tâm mưa lớn tại các địa phương: Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Bình, Quảng Trị… với cường suất lớn trên 100mm trong vòng 3 – 6 giờ khi bão tác động trực tiếp.

Ngoài ra, mưa lớn cũng có thể xuất hiện ở khu vực nam đồng bằng Trung Bộ, Thanh Hóa, Tây Nguyên và Nam Bộ. Lưu ý, mưa tại khu vực Tây Nguyên (Kon Tum, Đắk Nông, Lâm Đồng…) có thể dẫn tới tình trạng sạt lở đất. Mưa lớn tại Nam Bộ dẫn tới các vấn đề ngập úng đô thị…

“Với lượng mưa lớn tới vài trăm milimet, vùng núi phía Tây và Bắc Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên đều nằm trong cảnh báo nguy cơ cao lũ quét và sạt lở đất trong những ngày tới”, ông Khiêm lưu ý.

Cận cảnh mưa to và gió lớn tại Đà Nẵng Áp thấp nhiệt đới ngày 18/9 đã gây mưa to tại thành phố Đà Nẵng. Hình ảnh do bạn đọc đăng tải cho thấy mưa to và gió lớn xuất hiện tại Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.

Sáng sớm nay, áp thấp nhiệt đới đã mạnh lên thành bão số 4

Theo Trung tâm khí tượng thủy văn Trung ương, sáng sớm nay (19/9), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông Bắc quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 4 năm 2024.

Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung

Áp thấp nhiệt đới cách Đà Nẵng 430 km, dự báo trong 12 giờ tới khả năng mạnh thành bão. Cơ quan khí tượng quốc gia cảnh báo xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào các tỉnh miền Trung.

Vì sao chưa chính thức hình thành bão số 4 mà miền Trung đã mưa to?

Chuyên gia khí tượng đưa ra các trọng tâm diễn biến của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4. Trong đó, hoàn lưu phía trước của áp thấp nhiệt đới đã gây mưa lớn.

Hơn 600 trang Việt Nam - Lãnh thổ và các vùng địa lý đã bao quát toàn bộ cảnh quan và đặc điểm cụ thể từng vùng ở Việt Nam trên nhiều góc nhìn như tự nhiên, khí hậu, đất đai, sông ngòi, dân cư, đặc trưng kinh tế. Đây được xem là tác phẩm kinh điển về địa lý Việt Nam của giáo sư Lê Bá Thảo.

https://vietnamnet.vn/bao-so-4-tac-dong-rat-rong-tuyet-doi-khong-xem-nhe-gio-cap-8-2323681.html

Lý Đào/Vietnamnet

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm