Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bão số 16 - Tembin suy yếu thành áp thấp nhiệt đới, quét qua Cà Mau

Rạng sáng 26/12, bão số 16 - Tembin suy yếu thành áp thấp nhiệt đới ngay trên vùng biển Bạc Liêu, Cà Mau song vẫn gây gió giật cấp 8 cho tới trưa cùng ngày.

- Bão liên tục giảm cấp, từ cấp 11-12 lúc 5h sáng 25/12 đến 1h ngày 26/12 còn cấp 7

- Hủy hàng chục chuyến bay đi TP.HCM, Phú Quốc, Cần Thơ, Côn Đảo

- Di dời hơn 1 triệu người dân tránh bão

- Sóng cao 12-15 m, lan can nhà giàn DK1 bị đánh bung

bao so 16 anh 1
Vị trí của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 16 - Tembin lúc 1h sáng 26/12. Ảnh: JMA.
  • TPHCM: Học sinh được nghỉ học tránh bão từ sáng 25/12

    bao so 16 anh 2
    bao so 16 anh 3

    Do diễn biến phức tạp của thời tiết, ngay trong sáng nay 25/12, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP.HCM có thông báo khẩn về việc cho học sinh nghỉ học từ sáng 25/12.

     

    Sở GD&ĐT đề nghị trưởng Phòng GD&ĐT 24 quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị giáo dục trong toàn ngành thông báo cho học sinh nghỉ học kể từ 6h sáng ngày 25/12 đến hết ngày 26/12. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm hướng dẫn phụ huynh học sinh đưa con em về nhà tránh bão (nếu đã đưa đến trường) ngay trong sáng nay.

     

     

    Thầy Cao Đức Khoa, Hiệu trưởng trường THCS Võ Trường Toản, đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1, TP.HCM, cho biết sáng nay trường nhận Công điện khẩn từ Sở GD&ĐT cho học sinh nghỉ từ sáng nay thay vì đến 12h trưa nay như thông báo từ tối qua để tránh bão số 16.

  • Tối nay, bão Tembin sẽ đổ bộ

    Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay trong đêm qua, bão số 16 đã đi qua khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân. Tại đảo Trường Sa và Huyền Trân đã quan trắc được gió mạnh cấp 11, gió giật cấp 14, ở trạm DKI/19 quan trắc được gió mạnh cấp 13, giật cấp 15.

    Sáng nay, bão số 16 tiếp tục di chuyển theo hướng Tây với cường độ giảm hơn so với thời điểm mạnh nhất khi ở khu vực đảo Trường Sa và Huyền Trân.

    bao so 16 anh 4

    Hồi 7h ngày 25/12, vị trí tâm bão ở cách Côn Đảo khoảng 320 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/h. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 200 km về phía tây bắc, khoảng 100 km về phía đông nam tính từ vùng tâm bão. Vùng bán kính gió mạnh trên cấp 10, giật trên cấp 14 có bán kính khoảng 50 km tính từ vùng tâm bão.

    Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây, tốc độ di chuyển 20-25 km/h, đến 7h ngày 26/12, vị trí tâm bão ở trên khu vực Tây Nam Bộ. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90km/h).

    Từ trưa nay 25/12, vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9-10, giật cấp 13.

    Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió cấp 7-8, giật cấp 10. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

    Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão khoảng 0,5 mét, sóng biển cao 4-6 mét.

    Từ sáng nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8, giật cấp 10; sóng biển cao từ 4-6 m.

    Trong 24 đến 36 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng tây với tốc độ khoảng 20 km/h. Đến 19h ngày 26/12, vị trí tâm bão ở cách Thổ Chu khoảng 120 km về phía tây tây nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 11, sóng biển cao 2-4 m. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 100 km tính từ vùng tâm bão.

    Cảnh báo mưa lớn: Trong ngày và đêm nay 25/12, do ảnh hưởng của bão số 16, ở Nam Bộ có mưa to, từ đêm 25/12 ở các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to đến rất to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.

  • Ven biển Bà Rịa- Vũng Tàu đến Càu Mau: Nước biển dâng 0,5 m

    Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay từ trưa nay (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9-10.

    Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió cấp 7-8, giật cấp 10. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ và các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

    Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão khoảng 0,5 m, sóng biển cao 4-6 m.

    Từ sáng nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8; sóng biển cao từ 4-6 m. 

    Người dân huyện Đông Hải, Bạc Liêu chằng lại mái nhà. Ảnh: Việt Tường.

    bao so 16 anh 5

     


  • Tại đảo Phú Quý (Bình Thuận), phóng viên Ngân Giang cho hay tình hình bão diễn biến phức tạp. Sức gió ngày càng mạnh. Cán bộ và người dân lội nước ra giữa biển hỗ trợ ngư dân đưa thuyền vào nơi trú bão.

    Thông tin từ cơ quan dự báo khí tượng cho hay từ sáng nay, do ảnh hưởng của hoàn lưu phía Bắc bão số 16 kết hợp với không khí lạnh, ở vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả đảo Phú Quý) có gió mạnh cấp 7-8; sóng biển cao từ 4-6 m. 

    Người dân, cán bộ trên đảo Phú Quý dùng đất, cát cho vào các bọc nilon để chắn không cho sóng biển xâm nhập sau vào đất liền. Ảnh: N.G.

    bao so 16 anh 6
    bao so 16 anh 7
  • Chiến sĩ, người dân ở Trường Sa vẫn an toàn trước bão số 16

    Sáng 25/12, Zing.vn đã lên lạc được với ông Bùi Đình Dương, Chủ tịch UBND huyện Trường Sa (Khánh Hòa). Qua điện thoại, ông Dương xác nhận, các cán bộ, chiến sĩ và người dân ở Trường Sa vẫn an toàn trước cơn bão số 16 quét qua đêm 24/12.

    “Không có thiệt hại về con người, hàng chục tàu cá của các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Bà Rịa Vùng tàu, cùng hơn 240 ngư dân ở các tàu này được đưa vào đảo tránh trú an toàn, được chăm sóc y tế, tạo điều kiện nơi ở, cung cấp nhu yếu phẩm cần thiết. Sau bão mọi người vẫn khỏe mạnh”, ông Dương thông tin.

    Hàng trăm cây bàng vuông trên các đảo bị gãy đổ. Ảnh: Đ.P.Chi.

    bao so 16 anh 8
  • Sóng cao 12-15m ở nhà giàn DK1

    bao so 16 anh 9
    bao so 16 anh 10
    bao so 16 anh 11

    Thượng tá Nguyễn Thế Dĩnh, Chính trị viên Tiểu đoàn DK1, cho biết: "Bão 16 có sức tàn phá khủng khiếp, mạnh nhất trong lịch sử, trùm qua nhà giàn cũ. Cán bộ chiến sĩ an toàn tuyệt đối, lại lo cho đất liền". Theo thượng tá Dĩnh, bão Tembin có sóng to khủng khiếp, có cơn cao 12 đến 15 m, ngọn sóng gặp nhà giàn vọt gần 30 m, gió giật cấp 14, 15. Ông Dĩnh cũng chia sẻ những hình ảnh lúc 7h25 sáng 25/12 tại nhà giàn DK1/14 ở bãi Tư Chính.

    "Các nhà giàn cả cũ và mới vẫn hiên ngang sừng sững giữ chủ quyền. Bão Tembin  dã man nhưng không đánh được lòng kiêu hãnh của chúng tôi", thượng tá Dĩnh viết.


  • Phóng viên Duy Khang cho hay tại huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu trời bắt đầu mưa và gió nhẹ. Nhiều gia đình ở chợ Kinh Tư, xã Điền Hải, Đông Hải - Bạc Liêu tất bật chuẩn bị bao cát để gia cố mái tôn.

    Thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay từ trưa nay (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9-10.

    Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 8-9, giật cấp 12.

    Tại Bạc Liêu, người dân xã  Điền Hải, huyện Đông Hải đang tìm cách gia cố nhà cửa để chống bão. Ảnh: Lê Quân.

    bao so 16 anh 12
     
    bao so 16 anh 13
     
    bao so 16 anh 14
     

  • Tiếp nhận 5 thuyền viên gặp nạn khi vào bờ trú bão

    Sáng 25/12, Thượng tá Võ Văn Sử, Phó chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Cà Mau, cho biết rạng sáng cùng ngày Trạm Kiểm soát Biên phòng Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời) vừa tiếp nhận 5 ngư dân gặp nạn trên đường vào bờ trú bão. 
    Cả 5 ngư dân đều hành nghề đi biển trên tàu đánh cá BL: 93056-TS do ông Vũ Ngọc Anh, ở thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời làm chủ, giao cho Lê Phước Tú Em, 34 tuổi, ngụ Trường Lạc, Ô Môn, Cần Thơ làm thuyền trưởng, hoạt động nghề giã cào.
    Theo thông tin ban đầu, lúc khoảng 8h ngày 20/12, khi đang hoạt động trên vùng biển cách cửa Sông Đốc khoảng 70 hải lý thì tàu bị phá nước chìm. Cả 5 người bị trôi dạt trên biển.
    Nhận được thông tin từ chủ tàu, Đồn Biên phòng Sông Đốc đã kêu gọi các tàu đánh bắt gần khu vực tàu chìm hỗ trợ tìm kiếm, cứu nạn. Đến khoảng 17h cùng ngày thì được tàu đánh cá của ngư dân Bến Tre phát hiện cứu vớt. Đến ngày 22/12 thì chuyển sang tàu Thanh Sơn của ngư dân Sông Đốc đưa vào bờ.

  • bao so 16 anh 15
    bao so 16 anh 16
    Sáng 25/12 các trường học tại TP.HCM đồng loạt thông báo nghỉ học. Các bảng thông báo trước trường Lê Hồng Phong (quận 10) và Nguyễn Viết Xuân (quận Gò Vấp).
  • Nghiêm cấm người và phương tiện di chuyển khi không đảm bảo an toàn.

    Bộ Công an có công điện số 22 gửi Ban Chỉ huy ƯPVBĐKH, PCTT & TKCN Công an; Cảnh sát phòng cháy chữa cháy các tỉnh, thành phố: Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hậu Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai.. về việc ứng phó với cơn bão số 16 (bão Tembin).

    Theo đó đơn vị chức năng cần bố trí lực lượng để tổ chức hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát giao thông tại các khu vực ngầm, đường bị ngập, đò ngang, đò dọc, nơi sạt lở nguy hiểm. Nghiêm cấm người và phương tiện di chuyển khi không đảm bảo an toàn.

    Đảm bảo tuyệt đối an toàn trụ sở cơ quan, doanh trại, các cơ sở giam giữ; các mục tiêu kinh tế, chính trị trọng điểm… do lực lượng công an canh gác, bảo vệ. Chủ động triển khai phương án bảo vệ an toàn hồ sơ, tài liệu, phương tiện, trang thiết bị làm việc của công an các đơn vị, địa phương để tránh thiệt hại do mưa, lũ gây ra.

    Sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia công tác cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả...

  • Di dời hơn 1 triệu người dân tránh bão

    Đến sáng 25/12, hơn 1,1 triệu người dân thuộc 15 tỉnh, thành phố ở Nam Bộ đã được di dời đến nơi an toàn. Còn 5 tỉnh là Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Kiên Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp chưa tổ chức di dời.

    Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng cho đã kiểm đếm, thông báo cho 69.121 phương tiện/343.169 người biết diễn biến, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh.

    Trong đó, 62.606 tàu/309.079 người neo đậu tại bến; 16 tàu/169 người neo đậu tại khu vực quần đảo Trường Sa. Hoạt động ở các vùng biển khác là 6.498 tàu/33.915 người.

    Ông Nguyễn Văn Trọng (76 tuổi, ở ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) được lực lượng chức năng đưa đi sơ tán ở thị xã Giá Rai. Ảnh: Duy Khang.

    bao so 16 anh 17
  • Lập các sở chỉ huy tiền phương

    Để chủ động ứng phó với bão số 16, Quân khu 7 thành lập 2 sở chỉ huy ở Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM. Quân khu 9 đã thiết lập 2 sở chỉ huy ở Tiền Giang, đề nghị thành lập thêm sở chỉ huy tại Cà Mau.

    Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng lưu ý một số khu vực có nguy cơ tổn thương cao như Nhà Mát (Bạc Liêu), cần di dời 100% người dân và có thể cưỡng chế khi cần thiết. “Cần tiếp tục theo dõi tình hình trên nhà giàn, giàn khoan”, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng nói.

  • Sau 20 năm mới phải sơ tán vì bão

    Sáng 25/12, lực lượng chức năng đã đưa ông Nguyễn Văn Trọng (76 tuổi, ở ấp 2, thị trấn Gành Hào, huyện Đông Hải, Bạc Liêu) đi sơ tán ở thị xã Giá Rai.

    Chị Nguyễn Trúc Linh (31 tuổi, con ông Nguyễn Văn Trọng) ở thị trấn Gành Hào cho biết 20 năm trước khi bão Linda vào miền Tây, gia đình chị Linh chỉ di chuyển sang trường mầm non gần nhà trú bão. "Hai ngày qua cả xóm của tôi nhà nào cũng dọn đồ đi sơ tán hết", chị Linh nói với Zing.vn.

    Bà Nguyễn Thị Bé (45 tuổi thị trấn Gành Hà) cũng đã đi tránh bão vào sáng 25/12. Nhớ lại cơn bão cách đây 20 năm, bà Bé cho hay nhà cửa thị trấn tan hoang sau khi bão đi qua. Lúc đó may người dân di tản nên không thiệt hai về người so với các vùng khác ở bên kia Cà Mau. Ảnh: Lê Quân - Việt Tường.

    bao so 16 anh 18
    bao so 16 anh 19


  • Các hãng hàng không hủy hàng loạt chuyến bay

    Sáng 25/12, các hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA), Jetstar Pacific (JPA) và VASCO (OV) công bố kế hoạch điều chỉnh các chuyến bay do ảnh hưởng của cơn bão số 16 - Tembin.

    Theo đó, VNA quyết định hủy toàn bộ các chuyến bay trong khung giờ từ 12h40 đến 20h30 cùng ngày trên các đường bay giữa Hà Nội/TP.HCM - Phú Quốc và Hà Nội - Cần Thơ.

    Các hành khách bị ảnh hưởng trên các chuyến bay này sẽ được Hãng bố trí đi trên các chuyến bay ngày 26/12.

    Ngoài ra, trong khung giờ 15h đến 23h ngày 25/12, các chuyến bay đến/đi từ sân bay Tân Sơn Nhất được hãng điều hành linh hoạt theo ảnh hưởng thực tế của cơn bão.

    Tất cả thông tin được cập nhật liên tục trên website, trang Facebook chính thức của VNA.

    Hãng OV cũng quyết định hủy 16 chuyến bay trong khung giờ 8h45 đến 15h25 ngày 25/12 trên các đường bay giữa TP.HCM - Côn Đảo; Côn Đảo - Cần Thơ và Cần Thơ - Phú Quốc.

    Đối với Jetstar, hãng bay này điều chỉnh lịch khai thác một số chuyến bay đi/đến từ sân bay Tân Sơn Nhất, Phú Quốc theo tình hình thực tế diễn biến của bão.

  • Côn Đảo trước giờ bão số 16 - Tembin đổ bộ Lực lượng phòng chống lụt bão ở Côn Đảo cấp tập di dời dân tránh bão trước khi bão đổ bộ.
  • Bão giảm 1 cấp, chệch về phía nam

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay hồi 10h ngày 25/12, vị trí tâm bão ở cách Côn Đảo khoảng 290 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (90-115 km/h). Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 200 km về phía tây bắc, khoảng 100 km về phía đông nam tính từ vùng tâm bão.

    Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây và suy yếu dần, tốc độ di chuyển khoảng 20km/h, đến 10 giờ ngày 26/12, vị trí tâm bão ở trên khu vực vùng biển Cà Mau - Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/giờ).

    Từ trưa nay (25/12), vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 9; sóng biển cao 6-8 m.

    Dự báo mới nhất cho thấy bão số 16 - Tembin đã giảm 1 cấp gió, từ cấp 11-12 còn 10-11. Trong khi hướng di chuyển cũng chệch về phía nam, không còn đi vào đất liên như dự báo trước đó. 

    bao so 16 anh 20

    Dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho thấy tâm bão có thể không đi vào đất liền.

    bao so 16 anh 21

    Dự báo của Trung tâm cảnh báo bão Hải quân Mỹ cho thấy bão đi chệch về phía nam. 

    Đến 11h30 dự báo của các cơ quan khí tượng trong khu vự đểu cho thấy bão số 16 - Tembin dịch hướng, không đi vào đất liền. Chỉ có cơ quan khí tượng Hàn Quốc dự báo hướng đi cũ. 


  • Cần Giờ đã di dời 5.000 hộ dân đến nơi an toàn

    Lúc 10h50, trao đổi với Zing.vn, ông Lê Minh Dũng (Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ) cho biết đến trưa ngày 25/12, huyện đã cơ bản hoàn thành xong công tác ứng phó với bão số 16 Tembin.

    Theo ông Dũng, huyện Cần Giờ đã tổ chức di dời 5.000 hộ dân sinh sống ở những nơi xung yếu đến nơi an toàn. Trong đó, ưu tiên cho người già và trẻ em.

    Tại xã đảo Thạnh An, huyện tổ chức di dời dân tại chỗ. Người dân sẽ tạm sinh sống tại các công trình kiên cố có thể phòng chống bão như trường THCS, trường tiểu học hay Ban chỉ huy quân sự của xã.

    133 người dân sinh sống tại các lồng bè cũng đã được đưa vào bờ an toàn. “Những hộ dân không đồng ý di dời, chúng tôi sẽ tiến hành cưỡng chế. Tuy nhiên, các hộ dân sau khi được vận động đã chấp nhận vào bờ”, ông Dũng nói.

    Huyện Cần Giờ hiện có 850 tàu cá, phương tiện đánh bắt. Theo Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, 794 tàu thuyền đánh bắt ven bờ với 2.330 thuyền viên đã về bờ an toàn để trú bão. Có 56 phương tiện đánh bắt xa bờ với 339 thuyền viên cũng đã ở các vị trí an toàn như neo đậu tại Vũng Tàu, Tiền Giang, Côn Đảo.

  • Trà Vinh cho toàn thể cán bộ toàn tỉnh nghỉ, ứng phó bão 16

    Trưa 25/12, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh đã ký văn bản chỉ đạo, cho toàn thể cán bộ nhân viên của tỉnh nghỉ từ trưa 25 đến ngày 26/12 để chủ động ứng phó với cơn bão 16 - Tembin

    “Cán bộ nhân viên được nghỉ từ trưa nay (25/12) đến hết ngày mai để cùng gia đình ứng phó với bão, phòng các sự cố xảy ra. Tỉnh cũng tăng cường, huy động toàn bộ lực lượng có thể để ứng phó với bão”, ông Đồng Văn Lâm, Chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh cho hay.

    Trong sáng 25/12, lãnh đạo tỉnh Trà Vinh trực tiếp chỉ đạo các ngành, các cấp và địa phương khẩn trương triển khai công tác ứng phó với bãi, sơ tán người dân đến nơi an toàn.

    Giám đốc Sở NN&PTNT Trà Vinh Trần Trung Hiền, Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN, cho biết ứng phó với cơn bão số 16, Trà Vinh phải sơ tán khoảng 17.335 người. Trong đó, TP Trà Vinh 700 người, Càng Long 65 người, Châu Thành 3.292 người, Cầu Ngang 60 người, Cầu Kè 1.871 người, Duyên Hải 5.982 người, thị xã Duyên Hải 2.036 người, Trà Cú 2.198 người và Tiểu Cần 1.131 người.

    “Địa điểm sơ tán dân đến các hội trường UBND các xã, các nhà văn hóa, trung tâm học tập cộng đồng, các trường học trên địa bàn cận trung tâm dân cư. Các địa phương đã trưng dụng nhiều phương tiện như ghe, xe, đò ngang, đò dọc… để đưa dân về khu trú ẩn an toàn”, ông Hiền cho hay.

  • Người dân Cà Mau lạ lẫm với việc chằng néo nhà chống bão Tembin Khi cơn bão số 12 (Tembin) sắp vào bờ, người dân Cà Mau bắt đầu hối hả chằng néo nhà cửa chống bão.
  • Đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân

    Theo Báo điện tử Chính phủ, sáng 25/12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Trung ương kiểm tra công tác phòng chống bão tại huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

    Tại đây, Phó thủ tướng đã đi ca nô ra khu vực cửa biển để thị sát công tác kêu gọi, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu vào nơi trú ẩn an toàn; đồng thời chỉ đạo, động viên các lực lượng tham gia phòng chống bão,...

    Phó thủ tướng đề nghị địa phương tiếp tục khẩn trương kêu gọi tàu thuyền về nơi tránh trú, hướng dẫn ngư dân neo đậu an toàn; di rời người dân khỏi khu vực nguy hiểm về nơi tránh trú... Ông nhấn mạnh yêu cầu phải đảm bảo tuyệt đối an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân. Không được để ngư dân ở trên tàu thuyền, lồng bè và những khu vực nguy hiểm... khi bão đổ bộ.

    bao so 16 anh 22
     
  • Du thuyền Thái Lan vào Côn Đảo tránh bão

    Trước diễn biến phức tạp của bão số 16 - Tembin dự báo sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến huyện Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu, 100% tàu thuyền hoạt động trong vùng biển huyện này đã vào Cảng Bến Đầm để tránh bão. 

    Theo Đồn Biên phòng Côn Đảo, đến 12h trưa 25/12, tại cảng Bến Đầm có 228 tàu với 1.373 thuyền viên vào neo đậu để tránh trú bão. Trong đó, có 76 tàu với 800 thuyền viên của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 36 tàu của ngư dân Côn Đảo, 65 tàu với 407 thuyền viên của tỉnh Tiền Giang; còn lại là số phương tiện và ngư dân của các tỉnh Bến Tre, Kiên Giang, Bạc Liêu, Phú Yên, Quảng Ngãi…. 

    Hiện nay 1.373 thuyền viên vào Côn Đảo tránh trú bão đã được Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn huyện bố trí lực lượng di dời về trụ sở Chi cục Hải quan, Trạm Kiểm soát Biên phòng Bến Đầm và khu du lịch Việt Nga để tránh trú bão.

    Sáng ngày 25/12, có một du thuyền với 4 thuyền viên quốc tịch Thái Lan vào Côn Đảo tránh bão. Đồn Biên phòng Côn Đảo đã hướng dẫn du thuyền này neo đậu  tại khu vực cảng Bến Đầm và đưa toàn bộ thủy thủ đoàn lên bờ trú bão nhằm đảm bảo an toàn tính mạng. 

    Ảnh: Hải An.

    bao so 16 anh 23
     
    bao so 16 anh 24
     


  • bao so 16 anh 25
    bao so 16 anh 26
    bao so 16 anh 27

    Nhân viên Công ty Điện lực tất bật cắt tỉa cành cây, tránh va đập vào dây điện gây cháy nổ ở quận 1, TP.HCM. Trong khi, một thầy giáo trường Trần Quang Diệu, đường Lê Văn Sỹ, quận 3 tháo dỡ băng rôn tránh bị gió bay. Ảnh: Lê Trai.

     

     



  • bao so 16 anh 28
    bao so 16 anh 29
    bao so 16 anh 30

    Sài Gòn đang mưa nhỏ nhưng gió thổi lạnh. Nhiều người ra đường phải mặc áo khoác kín người. Chị Thanh Mai, nhân viên của một công ty trên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Q3), cho hay công ty chị vẫn làm việc bình thường vào buổi chiều. Chị cùng đồng nghiệp đang đi ăn trưa. Trưa 25/12, tại cao ốc Bitexco, rất ít người ra vào, hầu hết nhân viên đã quay về nhà vào buổi sáng.

  • Rạch Giá có gió nhẹ

    bao so 16 anh 31
    bao so 16 anh 32

    Thành phố Rạch Giá, Kiên Giang có gió nhẹ, trời quang, không mưa. Bến tàu đi các đảo Phú Quốc, Nam Du... ngừng hoạt động từ 0h ngày 25/12 cho đến khi hết bão. Các tàu lớn đã di chuyển vào bờ trú bão. UBND tỉnh Kiên Giang đã chỉ đạo di dời dân ở sát biển. Ảnh: Hoài Thanh.

  • 'Thấy trời êm nên không di dời'

    bao so 16 anh 33
    bao so 16 anh 34

    Anh Tạ Hoàng Thơm ở xã Đất Mũi (Cà Mau) cho biết thời tiết tại đây bình thường. Vài gia đình đã khăn gói đi tránh bão. "Gia đình tôi tính đi sơ tán mà thấy trời êm nên chắc không đi ", anh Thơm nói.

     

     


  • Dân tâm bão Linda di tản tránh bão Tembin

    bao so 16 anh 35
    bao so 16 anh 36
    bao so 16 anh 37

    Tại Khánh Hội, U Minh, Cà Mau  hơn 2.000 hộ dân đã di tản đến nơi tránh bão an toàn. Trong sáng 25/12 chính quyền huyện U Minh, Cà Mau đã tổ chức những tuyến xe bus đưa người dân từ Khánh Hội về trung tâm hành chính huyện U Minh tránh bão. Một số người di chuyển bằng xe máy, ghe, vỏ lãi... Tuy nhiên, vẫn còn một số thanh niên ở lại để giữ nhà cửa.

    Khánh Hội là nơi thiệt hại nặng nhất trong bão Linda vào năm 1997, trên 500 thi thể theo sóng tấp vào cửa biển này. 

     

  • Côn Đảo bất ngờ lặng gió, nước biển rút

    13h30, Côn Đảo bất ngờ lặng gió, ngừng mưa dù ngay trước đó mưa gió mạnh. Nước biển rút ra xa một quãng. Toàn bộ tuyến đường biển quanh đảo bị phong tỏa, không một bóng người. Ảnh, video: Hải An.

    bao so 16 anh 38
    bao so 16 anh 39

  • Một số người dân ở xã Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước, Cà Mau) tháo dỡ mái tôn, tấm chắn nhà để tránh bão gây thiệt hại. Bà Huỳnh Kim Thủy, ấp Đông Hưng, xã Tân Hưng Đông, cho biết căn nhà bà vừa dựng mới được 2 tháng chủ yếu làm bằng tôn. Lo sợ bão thổi bay gây thiệt hại, nguy hiểm cho người dân xung quanh, bà gọi thợ tới tháo phần lớn rồi sau bão lắp lại. Ảnh: Lê Quân - Việt Tường.

     

    bao so 16 anh 40
    bao so 16 anh 41

  • Bão Tembin tiếp tục có xu hướng yếu dần

    Bão số 16 - Tembin di chuyển lệch xuống phía nam

    Bão Tembin đang giảm cấp và di chuyển lệch dần xuống phía nam. Tâm bão nhiều khả năng không đi vào đất liền, song Nam Bộ vẫn nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp.

    Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương cho hay bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần; hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ, một số nơi đã có gió giật mạnh cấp 6-7.

    Hồi 13h ngày 25/12, tâm bão ở cách Côn Đảo khoảng 240 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100 km/h). Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150 km về phía tây bắc, khoảng 80 km về phía đông nam tính từ vùng tâm bão.

    Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây và suy yếu thêm, tốc độ di chuyển 15-20 km/h, đến 1h ngày 26/12, tâm bão ở ngay trên phía nam Côn Đảo và vùng biển từ Trà Vinh đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90 km/h).

    bao so 16 anh 42

     



  • TP.HCM sẽ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8

    Dự báo thời tiết đêm nay và ngày mai của Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho hay:

    TP.HCM

    Trời đầy mây, có lúc có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng gió giật mạnh và lốc xoáy. Gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 đến 21 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 25 đến 26 độ.

    Khu vực Tây Nam Bộ

    Trời đầy mây, có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to đến rất to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng gió giật mạnh và lốc xoáy. Gió mạnh cấp 6-8, giật 9-11. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 đến 22 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 24 đến 26 độ.

    Khu vực Đông Nam Bộ

    Trời đầy mây. Có lúc có mưa, rải rác mưa vừa, có nơi mưa to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng gió giật mạnh và lốc xoáy. Gió mạnh cấp 6, giật cấp 8. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 đến 22 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 25 đến 27 độ.

    Khu vực Ninh Thuận - Bình Thuận

    Nhiều mây, có mưa, mưa rào, có nơi có mưa vừa, mưa to và dông. Trong cơn dông cần đề phòng gió giật mạnh và lốc xoáy. Ngày có lúc giảm mây và hửng nắng. Gió đông bắc cấp 4-5, giật cấp 6-8. Nhiệt độ thấp nhất từ 20 đến 22 độ. Nhiệt độ cao nhất từ 25 đến 27 độ.

    bao so 16 anh 43

    Ở Cà Mau đã có mưa to. Ảnh: Tùng Tin.

  • Trao đổi với Zing.vn, nguyên Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Huy Ngọ nói dù bão đã giảm cáp và di chuyển lệch về phía nam song chúng ta không thể chủ quan một giây phút nào.

    "Nhiều nơi được dự báo chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão, người dân vẫn chủ quan. Chúng ta phải cưỡng chế dân ra khỏi vùng nguy hiểm ngay vì bài học bão Linda 20 năm trước vẫn còn nguyên đó. Bão đã nhẹ hơn nhưng nguy cơ đổ bộ các tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Cà Mau, Kiên Giang... là thấy rõ, nên phải hết sức cảnh giác", ông nói.

  • Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Bão có giảm cũng không được chủ quan

    Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng thị sát chống bão ở Bạc Liêu Phó Thủ tướng nhận định cơn bão số 16 là một cơn bão mạnh, sức tàn phá lớn, có khả năng đổ bộ vào đất liền, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

    Chiều 25/12, đoàn công tác của Chính phủ, do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm trưởng đoàn, đã đến kiểm tra công tác ứng phó với bão số 16 - Tembin tại Bạc Liêu. Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Dương Thành Trung cho biết địa phương sơ tán được 382.918 người. Trong đó, TP Bạc Liêu 7.210 người, thị xã Giá Rai 144.281, huyện Đông Hải 141.835, Hòa Bình 2.834, Hồng Dân 80.199 và Vĩnh Lợi 6.559 người. 

    Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng sau đó đã đánh giá cao công tác chủ động ứng phó với bão Tembin của tỉnh Bạc Liêu. Phó Thủ tướng nhận định cơn bão số 16 là một cơn bão mạnh, sức tàn phá lớn, có khả năng đổ bộ vào đất liền, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

    "Tập trung sơ tán dân triệt để, không được chủ quan, sơ tán dân ở các vùng ven biển đến nơi an toàn, giả sử bão có giảm cường độ thì cũng không được chủ quan, không để người ở trên tàu", Phó thủ tướng nhấn mạnh. - Ảnh: Nhật Tân.

    bao so 16 anh 44

  • Người dân chủ quan với bão số 16 - Tembin: 'Bão thì có gì mà sợ' Chiều 25/12, trước giờ bão Tembin vào, người dân ở cảng cá Tắc Cậu, huyện Châu Thành, Kiên Giang vẫn thờ ơ. Nhiều người tỏ ra chủ quan vì nhà thấp, không ở sát biển.
  • 16h chiều 25/12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã đi thuyền ra tận cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) kiểm tra tình hình tàu thuyền vào trú bão số 16 - Tembin. Đây là eo biển, nơi trú bão tàu thuyền lớn nhất của tỉnh Cà Mau. 
    Đoàn công tác đã đi dọc cửa biển dài hơn 3 km, kiểm tra các tàu thuyền đậu trú bão 2 bên bờ. Tại thời điểm đoàn kiểm tra của Phó thủ tướng ra cửa biển Sông Đốc, vẫn còn nhiều tàu thuyền đang trên đường vào bờ. 

     

    bao so 16 anh 45

  • Phó thủ tướng ra cửa biển kiểm tra tàu thuyền neo đậu trú bão

    Phó thủ tướng thị sát eo biển trú bão số 16 - Tembin lớn nhất Cà Mau Đoàn công tác Chính phủ do Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng chiều 25/12 đã kiểm tra, khảo sát công tác trú bão tại eo biển Sông Đốc, nơi lượng tàu thuyền trú bão lớn nhất Cà Mau.

    16h chiều 25/12, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng lãnh đạo tỉnh Cà Mau đã đi thuyền ra tận cửa biển Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời, Cà Mau) kiểm tra tình hình tàu thuyền vào trú bão số 16 - Tembin. Đây là eo biển, nơi trú bão tàu thuyền lớn nhất của tỉnh Cà Mau. 

    Đoàn công tác đã đi dọc cửa biển dài hơn 3 km, kiểm tra các tàu thuyền đậu trú bão 2 bên bờ. Tại thời điểm đoàn kiểm tra của Phó thủ tướng ra cửa biển Sông Đốc, vẫn còn nhiều tàu thuyền đang trên đường vào bờ. 

    Theo chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Tiến Hải, đến chiều nay vẫn còn 2 tàu Tiến Hưng của ngư dân huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) không chịu vào bờ. Ông Hải đã chỉ đạo lực lượng Bộ đội biên phòng dùng thuyền đặc dụng ra cưỡng chế, hộ tống 2 tàu vào bờ. - Ảnh: Phước Tuần.

    bao so 16 anh 46

  • Dùng trụ sở xã làm nơi cho dân ăn ở

    bao so 16 anh 47
    bao so 16 anh 48
    bao so 16 anh 49

    Ông Trần Công Trường, Chủ tịch UBND xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau, cho biết địa phương có 751 hộ với khoảng 3.000 người đã được sơ tán đến nơi an toàn.

    Đáng chú ý là trụ sở xã Đất Mũi cũng được dùng làm nơi sơ tán dân. Tại đây, bà Phạm Thị Phụng (58 tuổi, áo đỏ) ở ấp Lạch Vàm, xã Đất Mũi, cho biết gia đình gần chục người ở nhà cây lá trong vuông nuôi tôm nên nghe bão là rất sợ. "Sáng nay cán bộ xã đến nhà thông báo bão là nhà tôi với hai hộ cùng xóm đi sơ tán liền. 20 năm trước cũng chạy bão một lần khi bão Linda", bà Phụng nói.  Ảnh: Duy Khang - Lê Quân. 


  • Hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ

     

    Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương cho hay hiện nay, bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần; hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ, tại Côn Đảo đã có gió giật mạnh cấp 7.

    Hồi 16h ngày 25/12, vị trí tâm bão ở cách Côn Đảo khoảng 200 km về phía đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 10 (90-100km/hờ). Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 150 km về phía tây bắc, khoảng 80 km về phía đông nam tính từ vùng tâm bão. 

    Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây và suy yếu thêm, tốc độ di chuyển 15-20km/h

    Đến 4h ngày 26/12, vị trí tâm bão ở vngay trên phía tây Côn Đảo và vùng biển từ Trà Vinh đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 9 (75-90km/h).

    bao so 16 anh 50

     




  • Côn Đảo có gió lớn

    bao so 16 anh 51
    bao so 16 anh 52

    Lúc 17h30, tại Côn Đảo gió bắt đầu lớn, biển mù mịt. Tất cả các thành viên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão Côn Đảo đã tập trung tại UBND huyện để theo dõi, chỉ đạo. Theo Trung tâm dự áo Khí tượng thủy văn Trung ương từ 16h ở Côn Đảo có gió giật cấp 7. Ảnh: Hải An.

  • Bão số 16- Tembin gây gió lớn ở Côn Đảo 18h chiều 25/12, phóng viên Hải An cho biết bão số - Tembi, đã gây ra mưa to, gió lớn ở Côn Đảo.
  • bao so 16 anh 53
    bao so 16 anh 54

    Chiều tối 25/12, tại xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau, đã có mưa nhẹ nhưng đến 19h thì trời lặng gió, tạnh mưa. Ảnh: Lê Quân - Việt Tường.

  • Quốc lộ 1 ở Cà Mau vắng tanh

    19h45, tại thị trấn Cái Nước (huyện Cái Nước, Cà Mau) trời bắt đầu mưa lớn, kèm gió. Tuyến quốc lộ 1 qua huyện Cái Nước vắng tanh, nhà cửa hai bên đường đều đóng kín cửa, hàng quán đều dừng hoạt động. 

    Chị Bé Hai, chủ tiệm cơm ở xã Hưng Mỹ, huyện Cái Nước, cho biết thường ngày tuyến quốc lộ 1 này rất đông xe qua lại. Tuy nhiên từ chiều đường sá bắt đầu vắng vẻ, lâu lâu mới có 1 chiếc xe taxi hay xe khách chạy ngang. Chị Bé Hai cũng cho biết hôm nay tiệm sẽ đóng cửa sớm và chuẩn bị đón bão.

  • Bệnh viện Chợ Rẫy: Di dời bệnh nhân nằm ngoài hành lang vào nơi an toàn

    Theo báo SGGP, trước tình hình phức tạp của bão Tembin (bão số 16), ngay từ sáng sớm Ban lãnh đạo Bệnh viện Chợ Rẫy đã chỉ đạo các Khoa, Phòng, Đơn vị nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp để phòng chống bão.

    Trước tình hình quá tải ở nhóm bệnh nhân nội trú, thường xuyên sử dụng các hành lang, Ban giám đốc chỉ đạo cần sơ tán bệnh nhân đến các khoa còn trống, đưa bệnh nhân vào phòng, không để bệnh nhân nằm ngoài gió lạnh… Bệnh viện cũng đã đưa ra phương án sử dụng 5 máy phát điện trong tình huống cúp điện trong bão…

    Ban lãnh đạo Bệnh viện cũng đã trực tiếp thành lập 4 đoàn kiểm tra để đến tận nơi kiểm tra và nhắc nhở, chỉ đạo từng Khoa, Phòng trong việc nâng cao tinh thần phòng chống bão. 

  • Cần Thơ cho nữ viên chức, công chức… nghỉ làm để chăm con ngày bão

     

     

    Theo báo SGGP, sau khi UBND TP Cần Thơ chỉ đạo ngành giáo dục cho phép toàn bộ học sinh các cấp được tạm nghỉ học từ trưa 25 đến hết ngày 26/12 nhằm tránh bão số 16, rất đông học sinh (nhất là học sinh mẫu giáo và cấp tiểu học) không người trông coi do cha mẹ bận đi làm. Vì vậy, UBND TP Cần Thơ vừa ra quyết định cho phép các nữ viên chức, công chức, người lao động có con nhỏ, trong toàn TP Cần Thơ được nghỉ làm từ chiều 25 đến hết 26/12 để chăm con.

     Theo ông Đào Anh Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ: Để đảm bảo an toàn cho học sinh trước diễn biến bất thường của bão 16, TP Cần Thơ quyết định cho học sinh các cấp được tạm nghỉ học từ trưa ngày 25 đến hết ngày 26/12. Thế nhưng, việc này làm nhiều gia đình gặp khó khăn trong việc giữ trẻ. Vì vậy, ngay trong ngày 25/12, UBND TP Cần Thơ đã có quyết định cho nữ viên chức, công chức, người lao động có con nhỏ được nghỉ làm việc từ chiều 25 đến hết ngày 26/12.

    UBND TP Cần Thơ yêu cầu Giám đốc sở, Thủ trưởng cơ quan ban ngành thành phố, Thủ trưởng cơ quan Trương ương đóng trên địa bàn, Chủ tịch UBND quận, huyện và giám đốc các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố… cho phép nữ viên chức, công chức và người lao động có con nhỏ đang làm việc tại đơn vị nghỉ việc từ chiều 25 đến hết 26/12 để chăm con.

     

  • bao so 16 anh 55
    bao so 16 anh 56

     

    21h, tại Côn Đảo gió đã lặng, mưa đã tạnh, sóng còn to. Trong khi ảnh mây vệ tinh lúc 20h30 cho thấy bão không còn rõ như trưa nay. Ảnh: Hải An.  



  • Bão suy yếu còn cấp 8-9

     

    Bản tin 21h của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết hiện bão số 16 tiếp tục có xu hướng yếu dần, hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ, tại Côn Đảo đã có gió giật mạnh cấp 7.

    Hồi 19h ngày 25/12, vị trí tâm bão cách Côn Đảo khoảng 130km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8-9 (60-90 km/h), giật cấp 11. Vùng gió mạnh trên cấp 6, gió giật mạnh trên cấp 9 có bán kính khoảng 130 km về phía tây bắc, khoảng 70 km về phía đông nam tính từ vùng tâm bão.

    Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây và suy yếu thêm, tốc độ di chuyển 15-20 km/hđến 7h ngày 26/12, vị trí tâm bão ở ngay trên vùng ven biển từ Trà Vinh đến Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (60-75 km/h), giật cấp 11.

    Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, tốc độ di chuyển khoảng 20 km/h.

     Trong đêm nay 25/12, vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8, vùng gần tâm bão đi qua cấp 8-9, giật cấp 11.

    Trên đất liền các tỉnh Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang có gió giật cấp 8. Trên đất liền các khu vực khác thuộc Nam Bộ có gió giật cấp 7, riêng các tỉnh từ Bình Định đến Bình Thuận do kết hợp với không khí lạnh nên có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

    Ven biển các tỉnh từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau có khả năng nước biển dâng do bão khoảng 0,5 mét, sóng biển cao 3-5 mét.

     

    bao so 16 anh 57

     

     

  • Bão liên tục giảm cấp

    Bản tin lúc 23h của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết hiện bão số 16 tiếp tục suy yếu thêm; hoàn lưu bão đang gây mưa cho các tỉnh Nam Bộ, tại Côn Đảo đã có gió giật mạnh cấp 7.

    Hồi 22h ngày 25/12, vị trí tâm bão ở ngay gần khu vực Côn Đảo. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 7-8 (50-75 km/h), giật cấp 9.

    Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng tây và suy yếu nhanh thành áp thấp nhiệt đới, tốc độ di chuyển 15-20 km/h, đến 10h ngày 26/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở ngay trên vùng biển Cà Mau-Kiên Giang. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6 (40-50 km/h), giật cấp 8.

    Trong 12 đến 24 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới tiếp tục di chuyển chủ yếu theo hướng tây và suy yếu thành một vùng áp thấp, tốc độ di chuyển khoảng 20 km/h.

    bao so 16 anh 58
    bao so 16 anh 59


  • Bão quét qua Côn Đảo

    bao so 16 anh 60
    bao so 16 anh 61
    bao so 16 anh 62

    23h45: Ban Chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn huyện Côn Đảo xác định bão số 16 - Tembin đã quét qua Côn Đảo. Theo các khu dân cư báo về thì không có thiệt hại đáng kể. Ông Lê Văn Phong, Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo, đã trực tiếp đi kiểm tra sau bão tại cảng Bến Đầm, đoàn kiểm tra chỉ mới phát hiện một đường ống dẫn nước bị đổ.   

  • Bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

    Theo bản tin sáng 26/12 của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, lúc 1h, tâm áp thấp nhiệt đới ngay trên vùng biển Bạc Liêu, Cà Mau. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới ở cấp 7 (50-60 km/h), giật cấp 9.

    Sáng cùng ngày, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng tây với vận tốc 15-20 km/h. Áp thấp sau đó tiếp tục suy yếu nhưng vẫn giữ sức gió cấp 6 (40-50 km/h), giật cấp 8 vào trưa 26/12.

    Trong ngày 26/12, vùng biển các tỉnh từ Bà Rịa - Vũng Tàu đến Cà Mau (bao gồm cả Côn Đảo) còn có gió giật mạnh cấp 6-7. Trên đất liền các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau có gió giật cấp 6.

    Ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, vùng biển từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8, vùng biển Ninh Thuận, Bình Thuận (bao gồm cả Phú Quý) có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

    Nam Bộ tiếp tục có mưa vừa; các tỉnh Nam Trung Bộ và Trung Trung Bộ có mưa to và có khả năng kéo dài 2-3 ngày. Từ đêm 26/12, mưa vừa, mưa to có khả năng mở rộng ra Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ.

    Vị trí và hướng di chuyển của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 16 - Tembin theo bản tin lúc 2h30 sáng 26/12. Ảnh: NCHMF.

    bao so 16 anh 63







Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm