Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bạo lực cản trở hoạt động cứu hộ ở Thổ Nhĩ Kỳ

Lực lượng cứu hộ ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nỗ lực tìm kiếm những người sống sót sau trận động đất hôm 6/2 đã bị cản trở bởi tình trạng bạo lực bùng phát.

Lực lượng cứu hộ cảnh báo tình trạng bạo lực ở tỉnh Hatay, Thổ Nhĩ Kỳ, sau trận động đất đêm 6/2. Ảnh: Umit Bektas/Reuters.

Theo Guardian, lực lượng cứu hộ của Đức và Áo đã tạm dừng hoạt động tìm kiếm vào ngày 11/2, vì những cuộc đụng độ giữa các nhóm người không xác định.

Chi nhánh ở Đức của Tổ chức Tìm kiếm và Cứu hộ Isar cùng Cơ quan Cứu trợ Kỹ thuật Liên bang Đức (TSW) đã đình chỉ hoạt động với lý do lo ngại về an ninh.

“Ngày càng có nhiều báo cáo về cuộc đụng độ giữa các phe phái khác nhau, các vụ nổ súng cũng đã xảy ra”, người phát ngôn của Isar, Stefan Heine, cho biết.

Ông Steven Bayer, Giám đốc điều hành của Isar, cũng dự đoán tình hình an ninh sẽ xấu đi khi nguồn cung thực phẩm và nước trở nên khan hiếm hơn. “Chúng tôi đang theo dõi chặt chẽ tình hình”, ông nói thêm.

Các đội cứu hộ của Đức cho biết họ sẽ tiếp tục công việc ngay khi chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đảm bảo an toàn, Reuters đưa tin.

Trước đó, người phát ngôn của quân đội Áo cũng cho hay cuộc đụng độ giữa các nhóm ở tỉnh Hatay đã khiến hàng chục nhân viên của Đơn vị Cứu trợ Thảm họa nước này phải trú ẩn trong một căn cứ cùng với các tổ chức quốc tế khác. Áo đã nối lại hoạt động cứu hộ sau khi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp bảo vệ, theo BBC.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ ngày 11/2 đưa tin 48 người đã bị bắt vì tội cướp bóc, một số khẩu súng bị thu giữ cùng tiền mặt, đồ trang sức và thẻ ngân hàng.

Aylin Kabasakal, một cư dân ở Hatay, nói với AFP: “Chúng tôi đang canh gác nhà cửa, ôtô của mình. Những kẻ cướp bóc đang cướp phá nhà của chúng tôi. Những gì chúng tôi đã trải qua là một cơn ác mộng. Các nhà chức trách cần bảo vệ nhà của chúng tôi”.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan chưa bình luận về tình trạng bất ổn ở Hatay, nhưng tái khẳng định chính phủ sẽ có biện pháp chống lại những người có hành vi phạm tội trong khu vực.

Vết nứt lớn từ góc nhìn trên cao sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ Sau trận động đất 7,8 độ rạng sáng 6/2, một vết nứt lớn đã xuất hiện tại tỉnh Kahramanmaraş, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề hàng đầu do động đất.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này…

>>Độc giả có thể đọc thêm tại đây.

Nhiều thi thể sau động đất Thổ Nhĩ Kỳ đến nhà xác trên máy xúc

Do thiếu nguồn lực cứu hộ, nhiều cư dân Thổ Nhĩ Kỳ phải tự đào bới đống đổ nát và tìm kiếm người thân, trong khi thi thể của một số nạn nhân được chuyển đến nhà xác bằng máy xúc.

Biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Armenia lần đầu mở lại sau 35 năm để cứu trợ

Hãng thông tấn Anadolu cho biết cửa khẩu biên giới Alican giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia đã mở lại sau 35 năm nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ các nạn nhân động đất.

Hải Linh

Bạn có thể quan tâm