Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Armenia lần đầu mở lại sau 35 năm để cứu trợ

Hãng thông tấn Anadolu cho biết cửa khẩu biên giới Alican giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia đã mở lại sau 35 năm nhằm tạo điều kiện cho hoạt động cứu trợ các nạn nhân động đất.

Xe chở hàng viện trợ từ Armenia đến Thổ Nhĩ Kỳ qua cửa khẩu Alican hôm 11/2. Ảnh: Twitter/Serdar KILIÇ.

Đặc phái viên Thổ Nhĩ Kỳ về đối thoại với Armenia, ông Serdar Kilic, ngày 11/2 đã chia sẻ hình ảnh cho thấy những chiếc xe tải chở hàng viện trợ đi qua trạm kiểm soát ở cửa khẩu Alican vào Thổ Nhĩ Kỳ trên Twitter, Reuters đưa tin.

"Tôi sẽ luôn ghi nhớ sự viện trợ hào phóng mà người dân Armenia gửi đến để giúp giảm bớt nỗi đau của người dân chúng tôi trong khu vực bị động đất", ông Kilic nói và cảm ơn các quan chức Armenia.

Hãng thông tấn nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu cho biết lần gần nhất cửa khẩu này mở cửa là năm 1988, khi Tổ chức nhân đạo Trăng lưỡi liềm đỏ của Thổ Nhĩ Kỳ gửi hàng viện trợ tới Armenia sau trận động đất tại nước này.

Ankara đã cắt đứt quan hệ ngoại giao và đóng cửa biên giới chung với Armenia kể từ những năm 1990. Hai nước chủ yếu mâu thuẫn về vụ thảm sát 1,5 triệu người Armenia dưới thời Đế chế Ottoman (tiền thân của Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại) vào năm 1915.

Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận nhiều người Armenia sống ở Đế chế Ottoman đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ với lực lượng Ottoman trong Thế chiến thứ nhất, nhưng phản đối các số liệu và phủ nhận đây là vụ thảm sát có hệ thống.

Năm 2022, các nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia đã có cuộc gặp không chính thức tại một hội nghị thượng đỉnh châu Âu trong nỗ lực hàn gắn hàng thập kỷ thù địch.

Vết nứt lớn từ góc nhìn trên cao sau thảm họa động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ Sau trận động đất 7,8 độ rạng sáng 6/2, một vết nứt lớn đã xuất hiện tại tỉnh Kahramanmaraş, nơi chịu ảnh hưởng nặng nề hàng đầu do động đất.

Vấn đề Trung Đông

Mục Thế giới giới thiệu cuốn sách "Châu Phi - Trung Đông: Những vấn đề chính trị và kinh tế nổi bật". Cuốn sách giới thiệu cuộc cải cách thể chế chính trị và kinh tế ở châu Phi và Trung Đông từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay. Cuốn sách bao trùm nhiều vấn đề về sắc tộc, khả năng giải quyết mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo, chính sách của các nước lớn, dầu mỏ, khí đốt ở hai khu vực này…

>>Độc giả có thể đọc thêm tại đây.

Liên Hợp Quốc: Số người chết trong động đất Thổ Nhĩ Kỳ có thể gấp đôi

Điều phối viên cứu trợ khẩn cấp của Liên Hợp Quốc Martin Griffiths cho biết số người chết sau trận động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ và Syria hôm 6/2 có thể "tăng hơn gấp đôi".

Vết nứt trên vỏ Trái Đất sau động đất Thổ Nhĩ Kỳ, Syria nhìn từ vũ trụ

Hai vết nứt dài đã xuất hiện gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, Syria sau trận động đất kinh hoàng hôm 6/2. Các nhà nghiên cứu COMET đã lập bản đồ thành công nhờ dữ liệu từ vệ tinh châu Âu.

Hải Linh

Bạn có thể quan tâm