Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bảo hiểm nhân thọ chưa hết khó

Doanh thu bảo hiểm nhân thọ trong 9 tháng đầu năm tiếp tục suy giảm, trong khi mảng phi nhân thọ ghi nhận tăng trưởng.

Từ năm 2023 đến nay, ngành bảo hiểm nhân thọ đã đối diện với nhiều thay đổi. Ảnh: S.T.

Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tổng doanh thu phí bảo hiểm (gồm nhân thọ và phi nhân thọ) 9 tháng đầu năm đạt 165.500 tỷ đồng, giảm 0,41% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 58.540 tỷ đồng, tăng gần 12,8%. Riêng doanh số từ bảo hiểm nhân thọ tiếp tục ghi nhận giảm 6,4%, về còn khoảng 107.000 tỷ đồng.

Báo cáo mới nhất của Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) cũng cho thấy thị trường bảo hiểm nhân thọ chưa hết khó khăn khi doanh thu phí khai thác mới của khối này trong 7 tháng đầu năm giảm tới 18,7% so với cùng kỳ, chỉ đạt 13.960 tỷ đồng.

Đáng chú ý, mức này thấp hơn một nửa so với cùng kỳ 2022, thời điểm trước khi xảy ra những biến cố trên thị trường gây sụt giảm niềm tin khách hàng.

Trong đó, Bảo Việt dẫn đầu thị trường về doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới với 16,5%. Tiếp đến là Prudential (16%), Dai-ichi (15%), giữ nguyên thứ hạng so với hai năm trước đây.

Còn Manulife lùi về vị trí thứ 4, với thị phần chiếm 10,2%, tương ứng đánh mất 8,3% thị phần khi rớt từ vị trí đầu bảng.

Hiện bảo hiểm liên kết đầu tư (sản phẩm bảo hiểm bán qua kênh ngân hàng) vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đóng góp hơn 68% doanh thu phí khai thác mới của ngành bảo hiểm nhân thọ. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, doanh thu mới từ kênh này giảm hơn 32%.

Thực tế, từ năm 2023 đến nay, ngành bảo hiểm nhân thọ đã đối diện với nhiều thay đổi. Các quy định pháp luật như Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 và Thông tư 67 đã đưa ra chính sách chặt chẽ hơn, chú trọng bảo vệ quyền lợi của người tham gia bảo hiểm.

Quy định mới yêu cầu tổ chức tín dụng không được tư vấn, giới thiệu, chào bán, thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư cho khách hàng trong thời hạn trước 60 ngày và sau 60 ngày kể từ ngày giải ngân toàn bộ khoản vay.

Đồng thời, các kỳ thi với sản phẩm liên kết đơn vị được tổ chức khắt khe, khiến tỷ lệ đỗ xuống thấp.

Bộ Tài chính cũng phối hợp với thanh tra ngân hàng xử lý, ngăn chặn, đặc biệt yêu cầu nhân viên bán bảo hiểm khi tư vấn phải ghi âm quá trình tư vấn để phục vụ thanh tra, kiểm tra sau này.

Người vay vốn vẫn bị 'ép' mua bảo hiểm, Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ngân hàng Nhà nước cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính để nắm bắt và xử lý các phản ánh, kiến nghị liên quan đến hoạt động cung ứng dịch vụ bảo hiểm của ngân hàng.

Doanh nghiệp bảo hiểm dự kiến bồi thường 11.600 tỷ đồng do bão Yagi

Thống kê tại các doanh nghiệp bảo hiểm cho thấy tổng số tiền ước tính thiệt hại và chi trả quyền lợi bảo hiểm do cơn bão Yagi và lũ lụt gây ra tạm thời khoảng 11.627 tỷ đồng.

Nghìn tỷ mất trắng: Bắt buộc mua bảo hiểm nông nghiệp khi vay vốn

Cả cơ nghiệp mất trắng khi bão số 3 quét qua là một thực tế đau xót. Chuyên gia đề xuất nên có quy định bắt buộc mua bảo hiểm nông nghiệp khi vay vốn ngân hàng.

Tri Thức - Znews giới thiệu độc giả Tủ sách kiến thức kinh tế với đa dạng cuốn sách, câu chuyện trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Là nguồn tư liệu cho những người quan tâm và muốn nâng cao kiến thức trong lĩnh vực kinh tế. Những cuốn sách, câu chuyện trong Tủ sách không chỉ đơn thuần là những tác phẩm của tri thức mà còn chứa đựng bí quyết, kinh nghiệm quý báu từ các tác giả, nhà quản lý có uy tín và kinh nghiệm lâu năm trong ngành.

Đọc sách không chỉ giúp người đọc tiếp cận những kiến thức mới mà còn giúp mở rộng tầm nhìn và phát triển bản thân. Tủ sách kiến thức kinh tế mong muốn lan tỏa tri thức trong lĩnh vực kinh doanh, đồng thời phát triển văn hóa đọc cho người Việt.

Liên Phạm

Bạn có thể quan tâm