Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bánh mỳ thành hàng xa xỉ tại Zimbabwe

Giá bánh mỳ ở Zimbabwe đã tăng gần gấp đôi từ ngày 16/4, tạo ra gánh nặng lớn đối với người dân nghèo vốn đang phải vật lộn với cuộc sống mưu sinh tại đây.

Theo hầu hết cửa hàng tại thủ đô Harare, Zimbabwe, bánh mỳ ở đây hiện có giá 3,5 đồng RTGS, tăng gần gấp đôi so với những ngày trước đó.

Sarah Chisvo, một bà mẹ 3 con đang chọn đồ tạp hóa trong một siêu thị ở trung tâm Harare, chia sẻ với Reuters rằng: “bánh mỳ nướng giờ đã trở thành một thứ xa xỉ. Có bao nhiêu người có thể mua được với mức giá này?”

Bà cho rằng chính phủ cần phải có những động thái trước khi điều này vượt ra khỏi tầm kiểm soát.

Banh my thanh hang xa xi tai Zimbabwe anh 1
Một người đàn ông đắn đo mua bánh mỳ từ tiệm bán hàng rong ở thị trấn Mbare, Harare. Ảnh: Reuters.

Sau đợt siêu lạm phát 500 tỷ phần trăm trong năm 2008, Zimbabwe đã bỏ đồng tiền riêng của mình để dùng USD và các loại tiền tệ khác trong năm 2009. Vào tháng 2, đối mặt với sự thiếu hụt USD trầm trọng, Zimbabwe đã giới thiệu một loại tiền tệ mới có tên RTGS. Tuy nhiên, không được bao lâu thì đồng RTGS cũng mất giá, buộc các công ty phải tăng giá các mặt hàng.

Ngày 16/4, đồng RTGS được giao dịch ở mức 3,19 USD trên thị trường liên ngân hàng và 5 USD trên thị trường chợ đen. Điều đó có nghĩa là một ổ bánh mỳ có giá khoảng 70 US cent (khoảng 16.300 đồng). Đây thực sự là một vấn nạn đối với quốc gia có thu nhập trung bình khoảng 4 USD/ngày (khoảng 93.000 đồng/ngày).

Bánh mỳ là mặt hàng được tiêu thụ nhiều nhất sau ngô và có sự tăng giá chỉ sau các sản phẩm khác như dầu ăn, đường và sữa. Vào tháng một, việc tăng giá nhiên liệu đã dẫn đến các cuộc biểu tình khiến nhiều người thiệt mạng dưới sự đàn áp quân sự.

Trong khi giá hàng hóa cơ bản tiếp tục tăng đột biến, tiền lương của phần lớn người dân vẫn không thay đổi. Điều này làm gia tăng sự phẫn nộ của công chúng đối với chính quyền của Tổng thống Emmerson Mnangagwa.

Zimbabwe đang chịu tác động kép của hạn hán và lốc xoáy, phá hủy các khu vực phía Đông của đất nước. Tai ương khiến nước này cần nhập khẩu thực phẩm bằng cách sử dụng nguồn USD khan hiếm. Theo các nhà phân tích, tình hình trên sẽ gây áp lực lớn hơn nữa đối với tỷ giá hối đoái và giá cả hàng hóa nội địa.

Món bánh Pháp béo nhất châu Âu chỉ gồm bột, bơ, đường Với 30% bơ và 30% đường trong thành phần nguyên liệu, kouign-amann được xem là món bánh béo nhất châu Âu, mang hương vị độc đáo. Bánh tình cờ ra đời năm 1860 tại Douarnenez, Pháp.

Không chỉ gia đình, cà phê sân vườn cũng đua nhau mua quạt điều hòa

Có mặt trên thị trường khoảng 5 năm trở lại đây, máy làm mát không khí - quạt điều hòa, đã tạo ra một xu hướng mua sắm sôi động mỗi mùa nắng nóng, phù hợp với các không gian mở.


Tất Đạt (theo Reuters)

Bạn có thể quan tâm