Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Băng tần 6 Ghz ở Việt Nam sẽ được sử dụng như thế nào

Các thảo luận xung quanh quy hoạch băng tần 6 Ghz ở Việt Nam vẫn chưa ngã ngũ.

Wi-Fi 6 cho phép kết nối nhiều thiết bị hơn và ổn định hơn. Ảnh: Intel.

Các thiết bị Wi-Fi 6, thường được đặt tên là Wi-Fi 6E, trở nên phổ biến sau khi Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) quyết định quy hoạch toàn bộ 1200 MHz của băng tần 6 GHz thành băng tần miễn cấp phép vào cuối năm 2020.

Khoảng tần số mà các bộ định tuyến Wi-Fi 6 có thể sử dụng để phát tín hiệu mở rộng hơn gấp 4 lần so với trước đó, cho phép nhiều thiết bị kết nối hơn và kết nối ổn định hơn.

Và quy hoạch "miễn cấp phép" có nghĩa là bất kỳ ai cũng có thể mua và sử dụng các thiết bị này, không cần qua trung gian là nhà mạng hay đơn vị "được cấp phép" để tiếp cận kết nối băng rộng và ổn định của băng tần 6 Ghz.

Ước tính sẽ có 1,4 tỷ thiết bị Wi-Fi 6E gia nhập thị trường vào năm 2025, đại diện của Meta tại Việt Nam cho biết tại Hội thảo Kết nối băng rộng không dây ở băng tần 6 Ghz ngày 8/11.

Tại Hội thảo do Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT) phối hợp với Hiệp hội Internet Việt Nam tổ chức, đại diện Cục Tần số Vô tuyến điện cho biết kết nối băng rộng là hạ tầng số thiết yếu để tăng tốc chuyển đổi số quốc gia và đáp ứng nhu cầu phát triển của công nghệ. Vì vậy, các đơn vị quản lý của Việt Nam cần tìm ra hướng quy hoạch "miễn cấp phép" hay "cấp phép" phù hợp cho băng tần này.

Liên minh viễn thông quốc tế ITU đưa ra 3 lựa chọn quy hoạch băng tần 6 GHz, Ông Lê Văn Tuấn, Cục trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT cho biết. Có thể dành toàn bộ băng tần này cho các hệ thống cấp phép, như mạng di động, hoặc dành toàn bộ cho các hệ thống miễn cấp phép mà ai cũng có thể sử dụng, như Wi-Fi.

Phương án thứ ba là quy hoạch thành hai phần, đoạn băng tần dưới dành cho các hệ thống miễn cấp phép và đoạn băng tần trên cấp phép.

Trên thế giới, đã có hơn 60 quốc gia quyết định mở băng tần 6 GHz cho các hệ thống không cấp phép, như Wi-Fi, và hơn 20 quốc gia đang có ý định mở băng tần 6 GHz.

Đại diện Meta và các nhà sản xuất thiết bị như Broadcom, Cisco tỏ ra ủng hộ phương án thứ miễn cấp phép cả phổ tần, nhấn mạnh rằng Wi-Fi là một tài nguyên thiết yếu để phát triển nền kinh tế số và là nguồn cung cấp kết nối băng rộng không thể thay thế. Tập đoàn này cũng cho rằng 80% lưu lượng truy cập không dây là qua mạng Wi-Fi.

Tuy nhiên, đại diện các tập đoàn viễn thông VNPT, Viettel thì cho rằng ở Việt Nam băng tần này nên được quy hoạch thành hai phần, cấp phép và không cấp phép, với lý do là khách hàng có nhu cầu ngày càng cao với mạng di động.

Ông Lê Văn Tuấn cho biết các thảo luận này đều sẽ đóng góp cho Bộ TT&TT trong việc xây dựng quan điểm của Việt Nam về quy hoạch băng tần 6 Ghz, sẽ trình bày tại Hội nghị thông tin vô tuyến thế giới 2023 (WRC-23) và hội nghị của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương chuẩn bị cho WRC-23 (gọi tắt là APG23) vào tháng 8 năm sau.

Những câu chuyện ít được biết về tỷ phú công nghệ

Tủ sách Công nghệ đem đến cho độc giả những cuốn sách hay nhất, đúc kết hàng trăm giờ chia sẻ của Steve Jobs, Elon Musk và những người liên quan. Chúng chứa đựng những câu chuyện công nghệ thú vị, ít khi được bật mí.

Nên đặt bộ phát Wi-Fi chỗ nào trong nhà

Đặt bộ phát Wi-Fi ở góc tường, gần các thiết bị điện tử là sai lầm phổ biến của hầu hết gia đình, khiến kết nối mạng thường xuyên thiếu ổn định, chập chờn.

Cái tên Wi-Fi có nghĩa là gì

Wi-Fi không phải là viết tắt của "wireless fidelity" như nhiều người tưởng.

Hoàng Nam

Bạn có thể quan tâm