Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bạn đọc Zing.vn 'gỡ rối' cho buýt nhanh BRT

Bạn đọc Zing.vn cho rằng Hà Nội nên làm dải phân cách cứng, lắp camera hành trình trên tất cả các tuyến buýt nhanh BRT để ghi lại những trường hợp vi phạm giao thông.

Cô gái không nhường đường, chạy 1 km trước mũi buýt nhanh Trên đường Láng Hạ (Hà Nội), một cô gái đi xe máy lấn làn buýt nhanh hơn 1 km. Dù tài xế ôtô bấm còi inh ỏi nhưng người đi môtô vẫn không chịu nhường đường.

Sau kỳ nghỉ Tết Dương lịch, đường xá không còn thông thoáng như ngày đầu buýt nhanh BRT xuất bến. Buýt nhanh phải đi chung làn với hàng trăm xe máy, ôtô trong quá trình lưu thông. Thậm chí, không ít phương tiện cố tình lấn làn dù tài xế liên tục bấm còi xin đường.

Trước tình trạng trên, bạn đọc Zing.vn bày tỏ sự thất vọng với ý thức tham gia giao thông của người Hà Nội. "Nhiều người hành động theo bản năng, thấy đường trống là chạy, bất chấp nguy hiểm, tạt đầu các phương tiện khác chỉ để nhanh hơn vài phút", một bạn đọc bức xúc.

Điều gì khiến người đi đường chen nhau, lấn làn?

Theo ghi nhận của Zing.vn, sáng 3/1, dọc tuyến Lê Văn Lương vào nội thành, nhiều cảnh sát, thanh tra giao thông được điều phối phân luồng. Song, dù lực lượng chức năng nỗ lực hết sức vẫn không thể ngăn nổi tình trạng xe máy, ôtô ngang nhiên lấn làn đường dành cho buýt nhanh BRT.

Sáng 4/1, một buýt nhanh bất ngờ bị ôtô đâm vào phần đầu xe khiến cửa kính vỡ toang khi lưu thông qua nút giao Giảng Võ - Đê La Thành (Hà Nội).

buyt nhanh an toan hon buyt thuong anh 1
Tình trạng các phương tiện lấn làn buýt BRT xuất hiện nhiều ở đoạn gần các nút giao. Ảnh: Tiến Tuấn.

Không chỉ trong giờ cao điểm, tại các ngã tư, buýt nhanh liên tục bị các phương tiện di chuyển từ nhiều hướng cắt ngang, vây kín khiến xe không có lối thoát.

Trước hình ảnh trên, nhiều ý kiến tỏ ra ngao ngán, mệt mỏi với tình huống này. Thành viên Mai Anh nhận xét: "Kẹt xe đã trở thành 'đặc sản' của thủ đô lúc nào không hay. Buýt nhanh cũng thành buýt chậm nếu không khắc phục được tình trạng lấn làn".

Việc người dân tạt đầu xe buýt tại điểm giao cắt xảy ra thường xuyên kể từ lúc xe đi vào vận hành khiến không ít tài xế bức xúc. Anh Hà, một tài xế buýt nhanh cho biết dù lái xe bấm còi inh ỏi nhưng người lấn làn vẫn không nhường đường. Mỗi lần anh phanh gấp là một lần hành khách "thót tim".

Nhiều độc giả thắc mắc điều gì đã khiến người tham gia giao thông ngay cả khi không vội vã, họ cũng cố tìm cách lao lên, chen lấn, tràn sang làn buýt nhanh gây cảnh hỗn loạn chỉ để đi nhanh hơn vài phút?

Làm dải phân cách cứng 

Bạn đọc Zing.vn cho rằng để giải quyết vấn đề trên, Hà Nội nên làm dải phân cách cứng, phân làn đường, lắp camera hành trình trên tất cả các tuyến buýt nhanh BRT để ghi lại các trường hợp vi phạm giao thông.

buyt nhanh an toan hon buyt thuong anh 2
Xe máy cắt ngang đầu buýt nhanh trên đường Lê Văn Lương (đoạn giao với đường Khuất Duy Tiến): Lê Hiếu.

"Từ những dữ liệu thu thập được, tới cuối ngày trích xuất hình ảnh và gửi cảnh sát giao thông làm chứng cứ phạt nguội xe vi phạm. Chỉ có như vậy mới giải quyết được vấn đề lấn làn như hiện nay", bạn đọc Linh Linh đề xuất.

Độc giả Nguyễn Thuý chia sẻ để giảm tình trạng ùn tắc và người dân tăng nhu cầu dùng buýt mỗi ngày thì cần có cuộc cách mạng về phương tiện giao thông công cộng.

"Một hệ thống giao thông công cộng văn minh, an toàn, tiện lợi, khi đó không cần cấm xe máy, người tham gia giao thông sẽ tự động từ bỏ phương tiện cá nhân để sử dụng phương tiện công cộng. Có như vậy bộ mặt giao thông Hà Nội mới thay đổi và tình trạng ùn tắc được khắc phục", thành viên này phân tích.

Buýt nhanh BRT bị bủa vây sau kỳ nghỉ lễ

Sáng 3/1, ngày đầu đi làm sau kỳ nghỉ lễ, buýt nhanh BRT phải đi chung làn với hàng trăm xe máy, ôtô. Nhiều phương tiện cố tình giành đường dù tài xế bấm còi liên tục.

Song Song

Bạn có thể quan tâm