Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bán đất 'ăn chênh' hàng chục, hàng trăm lần dù chẳng làm gì

"Doanh nghiệp làm hạ tầng có nơi chẳng cần làm gì đã lập bản đồ bán ra với giá gấp hàng chục, trăm lần, khiến dân khiếu kiện khắp nơi", đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói.

Trực tiếp Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội Chiều 25/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, báo cáo thực hành tiết kiệm chống lãng phí 2017 và quyết toán ngân sách năm 2016.
  • Đại biểu Trần Đăng Ninh (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình) nói 5 năm qua, các bộ, ban, ngành có nhiều cố gắng giảm thủ tục hành chính tuy nhiên các quy định này chưa có nhiều tác động thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, một số quy định của luật còn chồng chéo gây khó khăn cho đầu tư, giải phóng mặt bằng. Tai nạn giao thông giảm cả 3 tiêu chí nhưng còn tai nạn thảm khốc ở các tỉnh miền núi, có nhiều cua dốc, tình trạng xe quá khổ, quá tải mất phanh trên các tuyến quốc lộ khiến cử tri đặt vấn đề về hiệu quả kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng.

    Tình hình tội phạm mua bán, sử dụng ma túy nguy cơ còn tiềm ẩn phức tạp. Ảnh: Quân Minh.

    TP.HCM se kiem soat khoi xe may anh 1

    Ông Ninh đề nghị Chính phủ sớm trình Quốc hội sửa Luật Đầu tư công do có quá nhiều quy định khó thực hiện, thậm chí không thực hiện được. Ông cũng đề nghị sửa Luật Đất đai theo hướng thuận lợi cho công tác giải phóng mặt bằng hài hòa với lợi ích người dân, nhà đầu tư và nhà nước; khi dự án có hoàn thành người tái định cư được hưởng lợi từ hiệu quả dự án. Chính phủ cần rà soát tình hình thực hiện các dự án vốn ODA đã được giao ở kế hoạch trung hạn bảo đảm nguồn vốn các dự án theo hiệp định đã ký, có thể điều chỉnh vốn các dự án, ưu tiên các vốn giải ngân tốt…



  • Đề xuất hỗ trợ khởi nghiệp trong đồng bào dân tộc

    Đại biểu Thạch Phước Bình (đoàn Trà Vinh) cho rằng Chính phủ cần tiếp tục quan tâm chỉ đạo hoàn thiện thể chế, chính sách, hỗ trợ doanh nghiệp làm ăn kinh doanh. Ngoài ra cần đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, gắn sửa luật đầu tư công, luật đất đai, quản lý tài sản công, đất công, xử lý các cơ quan chưa làm tốt việc này.

    Ông cũng đề nghị Chính phủ cần quan tâm bố trí đủ vốn cho các chính sách dân tộc. Đặc biệt, ông Bình đề xuất Quốc hội cần tiến hành giám sát tối cao chính sách dân tộc trên cả nước. Đồng thời có chính sách hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp (start-up) trong đồng bào dân tộc.

    Theo ông Bình, cả nước đã và đang triển khai nhiều nhà máy nhiệt điện trên cả nước, trong đó có Nhiệt điện Duyên Hải thuộc Trà Vinh. Tuy nhiên, các nhà máy nhiệt điện đang gặp khó khăn về xử lý tro xỉ thải ra. Ông đề xuất phải có chính sách hỗ trợ tiêu thụ và xây dựng tiêu chuẩn cho tro xỉ.

    “Theo kết quả kiểm tra, tro xỉ hoàn toàn có đủ tiêu chuẩn cho vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, để đẩy mạnh tiêu thụ tro xỉ làm vật liệu xây dựng thì Chính phủ cần sớm ban hành tiêu chuẩn. Như vậy các doanh nghiệp mới có thể tận dụng nguồn nguyên liệu này”, ông nói.


  • Khuyến nghị kiểm soát độ mở của nền kinh tế

    Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh TP.HCM) nói kết thúc năm 2017 kinh tế đạt kết quả đáng trân trọng. Kinh tăng trưởng cao nhất trong 10 năm gần đây, nhưng vẫn đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát được lạm phát, đảm bảo được sự toàn hệ thống ngân hàng, kéo giảm bội chi ngân sách…

    Để nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng bền vững, ông Ngân gửi đến Quốc hội khuyến nghị cần kiểm soát độ mở kinh tế thông qua chỉ số giá trị kim ngạch xuất nhập khẩu đạt trên 190% (nước thứ 7 có độ mở cao nhất). Ông Ngân lưu ý nước nào có độ mở cao thì càng dễ bị tổn thương khi kinh tế thế giới khủng hoảng, suy thái. Năm 2007, khi độ mở kinh tế chỉ mới 140%, Việt Nam đã mất 3% do tác động suy thoái kinh tế bên ngoài. Giải pháp được ông đưa ra là tăng cường xúc tiến thương mại nội lực tại thị trường hơn 93 triệu dân. Ảnh: Quân Minh.

    TP.HCM se kiem soat khoi xe may anh 2

    Về vấn đề thu hút vốn đầu tư nước ngoài, ông Ngân nói hoạt động đầu tư nước ngoài có nhiều vấn đề tồn tại như môi trường, chuyển giá, gian lận thương mại, chuyển giao công nghệ… Do đó cần chiến lược định hướng thu hút FDI nhưng theo tiêu chí xanh, sạch (lý lịch doanh nghiệp), công nghệ cao và lan tỏa (hỗ trợ công nghệ trong nước).

    Một vấn đề khác đại biểu Trần Hoàng Ngân quan tâm là khoảng cách giàu nghèo còn cao, dân số nông thôn chiếm trên 65% nhưng năng suất lao động khu vực này chưa cao. Ông Ngân cho rằng cần có kế hoạch, chiến lược chấn hưng nền nông nghiệp để nâng cao năng suất lao động bằng việc đầu tư hạ tầng, công trình giao thông phục vụ nông nghiệp.



  • Quy trách nhiệm người đứng đầu nếu để xảy ra lãng phí

    Theo Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa), hiện có nhiều địa phương, bộ ngành, tổng công ty Nhà nước chưa tuân thủ các quy định của luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí, chấp hành kỷ luật, tài chính, ngân sách chưa nghiêm. Công tác sử dụng kinh phí thường xuyên của nhiều đơn vị không đúng tiêu chuẩn, định mức gây thất thoát ngân sách Nhà nước. Ảnh: Quân Minh.

    TP.HCM se kiem soat khoi xe may anh 3

    Tình trạng vi phạm chính sách pháp luật về đất đai, khai thác khoáng sản, cát đá, đang gây thất thoát tài nguyên, phát sinh khiếu kiện trong nhân dân. Còn tình trạng vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng còn một số nơi, có biểu hiện thách thức pháp luật, có sự tiếp tay của người có trách nhiệm bảo vệ rừng.

    Để thực hành pháp luật chấp hành chống lãng phí, ông Diến cho rằng cần siết chặt kỷ luật kỷ cương trong lĩnh vực này. Cần tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn chỉnh, xử lý cơ quan chưa quyết liệt. Khắc phục việc quy trách nhiệm, bồi thường của người đứng đầu để xảy ra tình trạng lãng phí chưa đủ sức răn đe. “Nếu thực hiện tốt giải pháp này, vừa bảo đảm nâng cao kỷ cương kỷ luật, vừa giảm việc bổ sung thêm củi vào lò đang nóng từ những vi phạm ở việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí”, ông nói.


  • Trăn trở với vấn đề việc làm, chất lượng nhân lực vùng cao, đại biểu Vương Ngọc Hà (Hà Giang) nói trình độ lao động khu vực dân tộc thiểu số chưa cao vì họ chủ yếu làm nông nghiệp hoặc việc không chính thức, không tham gia bảo hiểm xã hội, thậm chí vượt biên sang Trung Quốc làm thuê.

    Để giải quyết những vấn đề trên, bà Hà đề Chính phủ triển khai hiệu quả chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng cao. Đối với học sinh vùng cao cần ưu tiên thực hiện chương trình sữa học đường. Bà cũng mong muốn Chính phủ ưu tiên phát triển hạ tầng đường giao thông, hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư tại địa bàn qua đó tạo việc làm cho người dân. Ảnh: Quân Minh.

    TP.HCM se kiem soat khoi xe may anh 4

    Theo nữ đại biểu Quốc hội, khi có đường xá thuận tiện sẽ thúc đẩy du lịch, người dân dân tộc thiểu số có cơ hội phát triển kinh tế - xã hội. Về giải quyết việc làm, theo bà Hà cần trang bị kỹ năng mềm, ý thức tuân thủ pháp luật cho thanh niên miền núi. Công tác tuyên truyền cần có trọng tâm, trọng điểm và được đánh giá bằng nhận thức của dân tộc thiểu số.

    Nữ đại biểu kiến nghị Chính phủ nghiên cứu, triển khai bảo hiểm xã hội cho lao động không chính thức, lao động là người dân thiểu số, loại bỏ chính sách không phù hợp, loại bỏ tâm lý ỷ lại của người dân.


  • Nông nghiệp đứng trước giai đoạn có nhiều thách thức nhất

    Phát biểu tại Quốc hội chiều nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh ngành nông nghiệp đang ở vào giai đoạn đứng trước 2 cái nhất. Đầu tiên là giai đoạn thách thức nhất. Ông chỉ ra 3 thách thức lớn là nông nghiệp phải đi lên hiện tại từ mô hình hộ phân tán nhỏ lẻ, thách thức từ biến đối khí hậu và thách thức từ việc hội nhập kinh tế, Việt Nam là một trong những nền kinh tế mở nhất trên thế giới. Ảnh: Hoàng Hà.

    TP.HCM se kiem soat khoi xe may anh 5

    Cái nhất thứ 2 được Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng là nhận được sự quan tâm ủng hộ nhiều nhất từ cả hệ thống chính trị. Toàn Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các thành phần kinh tế, toàn dân đều quan tâm đến vấn đề nông nghiệp.

    “Tổng bí thư khi đi đàm phán với các nước đều nêu ra các vấn đề về nông sản. Quốc hội dự kiến sau hơn 2 năm thông qua 5 luật về nông nghiệp, 3 nghị quyết chuyên đề. Thủ tướng sau khi kiện toàn Chính phủ đã trực tiếp 17 lần chỉ đạo ngành nông nghiệp đất nước. Từ vấn đề lúa gạo, tôm, bão số 10…”, ông nói.

    Tại các địa phương, kể cả đồng chí bí thư, chủ tịch đều vào cuộc, làm xúc tiến thương mại, tạo sự lan tỏa trong toàn ngành.

  • 5 thách thức ngành nông nghiệp phải đối mặt Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường chỉ ra các thách thức mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt.
  • Giảm bớt bao cấp, thận trọng ban hành các loại thuế mới

    Đưa ra 5 giải pháp nhằm duy trì đà tăng trưởng kinh tế, đại biểu Huỳnh Thanh Phương (Tây Ninh) cho rằng Chính phủ cần tập trung nhiều giải pháp giảm nợ công. Hiện nay, nợ công Việt Nam đang trong ngưỡng cho phép nhưng sẽ vượt trần nếu không có biện pháp quản lý quyết liệt, đặc biệt là với chi tiêu công.

    Theo ông Phương, cần kiểm soát tăng vốn vay, gắn trách nhiệm vay nợ, trả nợ với người ký quyết định đầu tư, giảm chi thường xuyên bằng việc cơ cấu lại bộ máy, giảm biên chế, giảm chi các hoạt động khánh tiết… Bên cạnh đó, ông Huỳnh Thanh Phương kiến nghị Chính phủ có chính sách tiền tệ linh hoạt để kiểm soát lạm phát, chấp nhận tăng tín dụng nhưng không quá cao, quá dài.

    TP.HCM se kiem soat khoi xe may anh 6

    Hoạt động doanh nghiệp Nhà nước cần được cải cách, đổi mới tổ chức hoạt động đơn vị công lập cũng là giải pháp thứ 3 được vị đại biểu Quốc hội đề cập. Theo ông Phương, giảm bớt bao cấp chính là giảm bớt chi tiêu ngân sách Nhà nước. Trong lộ trình cam kết tham gia các sân chơi quốc tế, Việt Nam phải giảm thuế nhập khẩu nên cần cơ cấu nguồn thu trong nước. Ông Phương đề nghị việc cải cách chính sách thuế phải phù hợp đời sống nhân dân.

    “Chính sách thuế là công cụ quản lý hữu ích, là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế. Thuế đúng thúc kinh kinh tế phát triển, còn không đúng sẽ kéo nền kinh tế đi xuống nên nghiên cứu kiên lưỡng, thận trọng trước khi áp dụng thuế mới, tranh phản ứng tiêu cực trong xã hội như thời gian vừa qua”, vị đại biểu Quốc hội nói.

    Giải pháp cuối cùng được ông Phương nêu trước Quốc hội là nâng cao hiệu quả các khoản đầu tư công, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư nhất là các công trình, hạ tầng phục phát triển để tránh lãng phí.

    Theo ông Huỳnh Thanh Phương, hàng năm Quốc hội, Chính phủ phải tính toán chi ly mới đảm bảo các khoản đầu tư công. Tuy nhiên, trong đầu tư xây dựng cơ bản lãng phí vẫn xảy ra, giải ngân thấp và sai địa chỉ còn nhiều. Nhiều trụ sở được xây dựng quá hoàng tránh, không phát huy hết công năng, không gắn liền với tinh giảm biên chế…

    Ông Phương kiến nghị trong thời gian tới, Chính phủ cần tính toán có cơ chế thích hợp để thu hút mạnh hơn nguồn vốn từ FDI và các nguồn khác vào xây dựng hạ tầng nhằm giảm bớt gánh nặng ngân sách nhà nước.


  • Tăng cường quản lý đất đai để tránh "lửa bùng lên từ đất"

    Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho biết vấn đề đất đai vừa qua quá nóng, Thủ tướng không quản cuối tuần họp với các địa phương có khiếu kiện. Doanh nghiệp làm hạ tầng có nơi chẳng cần làm gì đã lập bản đồ bán ra với giá gấp hàng chục, trăm lần, khiến dân khiếu kiện khắp nơi, theo đại biểu, là điều dễ hiểu. Nhu cầu phát triển có, nhưng theo ông, cũng cần để ý đến người dân. Không thể kéo dài mãi việc thu hồi hàng nghìn m2 đất mà chưa tính đến công ăn việc làm cho dân…

    Ông cho biết thu hồi đất không còn là bài toán về phát triển kinh tế mà còn đặt ra câu hỏi về bài toán xã hội. Thu hồi đất giao cho doanh nghiệp cần thay đổi, theo hướng doanh nghiệp tự thoả thuận với dân theo giá thị trường, chính quyền không thu hồi đất hộ doanh nghiệp, không để tình trạng thu hồi đất mà dân không biết có dự án.

    Đại biểu này cũng đề cập các vụ việc nhập nhèm biến đất công thành đất tư. Có những doanh nghiệp bên bờ vực phá sản nhưng nhờ thân hữu với chính quyền, được cấp đất không qua đấu giá mà lại phất lên, hậu quả thất thoát ngân sách lớn. Thủ tướng từng nêu công tác quản lý tài sản công có dấu hiệu. Tình trạng dự án BT (xây dựng - chuyển giao) đang diễn ra ở nhiều địa phương khiến đất, có cả đất công, vị trí đắc địa lần lượt rơi vào tay doanh nghiệp. Lẽ ra BT cần đem lại bệnh viện, trường học nhưng đáng tiếc hàng trăm nghìn hecta đất vàng, kim cương của nhà nước đổi lấy cổng chào, tượng đài. 

    “Đề nghị tăng cường quản lý về đất đai, mới tránh được nguy cơ lửa bùng lên từ đất”, ông Nguyễn Sỹ Cương nói. Ảnh: Quân Minh. 

    TP.HCM se kiem soat khoi xe may anh 7

     




  • Chấn chỉnh các cuộc thi sắc đẹp

    Đại biểu Phan Thái Bình (đoàn Quảng Nam) cho biết thực trạng hiện có một số chương trình quảng cáo, phim ảnh truyền thống, một số hình ảnh phản cảm, tranh cãi vô bổ, trái thuần phòng đang tồn tại. Từ đó tác động xấu đến truyền thống, đạo đức xã hội, việc hình thành đạo đức xã hội, việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ. Qua đó ông yêu cần phải chấn chỉnh. Ảnh: Quân Minh.

    TP.HCM se kiem soat khoi xe may anh 8

    “Việc xét thưởng các giải thưởng văn học nghệ thuật cũng còn nhiều bất cập, cần giảm thiểu thủ tục hành chính cho nghệ sĩ, tác giả. Siết chặt tiêu chí xét giải với các tác phẩm, tránh cào bằng, giảm giá trị uy tín giải thưởng. Cần đánh giá đúng tác giả, tác phẩm để khuyến khích văn hóa nghệ thuật, tạo ra những tác phẩm lớn, chất lượng, phục vụ cuộc sống, công cuộc đổi mới”, ông nói.

    Ông Bình cũng lưu ý việc cấp phép lưu hành tác phẩm nghệ thuật cũng còn nặng thủ tục hành chính. Cần phải chấn chỉnh để thống thoáng thì để tác phẩm dễ đến với công chúng. Cái gì không trái thuần phong mỹ tục, không bị pháp luật cấm, cần tạo điều kiên tác phẩm đó lưu hành.

    Ông cũng cho rằng cần thận trọng để không phải tác phẩm nào cũng được đưa lên các hương tiện thông tin đại chúng. Vị này cũng yêu cầu chấn chỉnh các cuộc sắc đẹp, không phải cơ quan nào cũng có thể đứng ra tổ chức.

    'Phần lớn các vụ hành hung bác sĩ diễn ra ở bệnh viện công' Đại biểu Phan Thái Bình cho biết tình trạng người nhà hành hung bác sĩ cần có giải pháp nghiêm túc để khắc phục triệt để.


  • Lúc 17h50, buổi thảo luận kết thúc. Theo Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, hôm nay có 42 đại biểu phát biểu, tranh luận, 2 bộ trưởng tham gia giải trình. Sáng mai, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2018.

    Bộ trưởng các bộ Công Thương, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ được mời lên giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.

Nhóm phóng viên

Bạn có thể quan tâm