Sáng 25/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2018.
Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 7,38%, cao nhất 10 năm. Ảnh: Hiếu Công. |
Quốc hội cũng kết hợp thảo luận cùng báo cáo về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2017 và quyết toán ngân sách Nhà nước 2016.
Tại phiên thảo luận này, các thành viên Chính phủ sẽ phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.
-
Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 7,38%, cao nhất 10 năm
Tại phiên khai mạc, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình đã trình bày báo cáo của Chính phủ đánh giá bổ sung kết quả phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, tình hình những tháng đầu năm 2018 và nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thời gian tới trước Quốc hội.
Theo báo cáo, tình hình kinh tế vĩ mô 4 tháng đầu năm tiếp tục ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân 4 tháng tăng 2,8%; lạm phát cơ bản tăng 1,34%. Tăng trưởng kinh tế (GDP) quý I đạt 7,38%, cao nhất 10 năm qua. Ảnh: Hoàng Hà.
Công tác xây dựng thể chế, cải cách hành chính, công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, lãng phí cũng đạt nhiều kết quả tích cực. Nhiều vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, xã hội quan tâm đã được chỉ đạo quyết liệt, ban hành kết luận, được dư luận đồng tình, ủng hộ.
Chính phủ cũng tập trung điều tra, truy tố, xét xử công khai, nghiêm minh các vụ án tham nhũng lớn, dư luận quan tâm (như vụ đánh bạc và tổ chức đánh bạc trên Internet, các vụ án liên quan đến sai phạm tại một số ngân hàng thương mại, Tập đoàn Dầu khí….
Báo cáo của Chính phủ cũng thừa nhận nền kinh tế vẫn còn những hạn chế, khó khăn và thách thức. Kinh tế vĩ mô ổn định chưa thật vững chắc. Việc quản lý tài sản công nhiều nơi còn lỏng lẻo, thất thoát, lãng phí; phát hiện một số vụ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng về quản lý nhà, đất, phải xử lý hình sự. Việc quản lý, kiểm soát các hoạt động thanh toán qua mạng, chuyển tiền còn bất cập.
-
Thủ tướng: Nền kinh tế đã chuyển từ thế bị động sang chủ động
Trong báo cáo thẩm tra về tình hình kinh tế - xã hội, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội còn băn khoăn và yêu cầu Chính phủ làm rõ nhiều vấn đề.
Ủy ban Kinh tế đề nghị đánh giá cụ thể hơn một số vấn đề sau:
Quốc hội cho rằng các trụ cột tăng trưởng kinh tế chưa thật bền vững; quy mô GDP còn thấp so với dự kiến xây dựng Kế hoạch 5 năm 2016-2020, mô hình tăng trưởng chưa chuyển đổi rõ nét, động lực tăng trưởng chính chủ yếu dựa vào khai thác dầu khí, than, kiều hối và đóng góp của khối doanh nghiệp FDI…
Xuất khẩu còn phụ thuộc lớn vào khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, chiếm tỷ trọng 72% (riêng Tập đoàn Samsung tại Việt Nam xuất khẩu 53,3 tỷ USD, chiếm khoảng 24,9% tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của Việt Nam).
Số tăng thu chủ yếu là tăng thu ngân sách địa phương và phần lớn là từ đất, dầu thô, cổ tức và lợi nhuận còn lại của DNNN mà không xuất phát từ khu vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp….
Tuy nhiên, tại phiên thảo luận tại tổ, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế chưa nhìn nhận đúng và khách quan về tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.
Ông cho rằng kinh tế xã hội lần đầu tiên sau nhiều năm đã hoàn thành và hoàn thành vượt mức 13 chỉ tiêu đề ra. Tăng trưởng GDP đạt 6,81%, không chỉ vượt kế hoạch mà cũng là mức cao nhất so với nhiều nước trong khu vực và toàn thế giới. Kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát.
Phó thủ tướng đặt câu hỏi: “Kết quả như vậy mà ta nói phụ thuộc dầu thô than đá thì có đúng không? Mấy năm nay (2016-2017) công nghiệp than đá và dầu tăng trưởng âm”.
Ông nhấn mạnh nền kinh tế đã chuyển từ thế bị động sang chủ động và tốt hơn rất nhiều, có nhiều gam màu sáng, các chỉ tiêu của nền kinh tế đều đạt tín hiệu tốt.Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng cho rằng báo cáo này chưa có cái nhìn tổng quát về tình hình kinh tế - xã hội đang chuyển biến tích cực của đất nước, khiến một số đại biểu còn “tâm tư”. Ảnh: Hoàng Hà.
-
-
Đấu giá biển xe đẹp
80 đại biểu đăng ký nêu ý kiến vào đầu phiên thảo luận. Phát biểu đầu tiên, ông Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) bày tỏ sự ấn tượng với kết quả tăng trưởng của quý I/2018.
Ông góp ý trong xây dựng văn bản pháp luật còn nhiều vấn đề chưa phản ánh đúng thực tế, chưa thể hiện nguyện vọng cử tri. Việc chậm ban hành các chính sách pháp luật gây lãng phí cho ngân sách Nhà nước. Ví dụ như Luật Quản lý tài sản công được Quốc hội khóa XIV quy định phải coi kho số điện thoại, biển số xe là tài sản quốc gia. Tuy nhiên, việc đấu giá biển số xe được Nghị định của Chính phủ chưa thu được đúng giá trị có thể đem lại.
Theo ông, nếu đấu giá biển số xe đẹp có thể thu về 5.000 tỷ đồng. Theo tính toán, có tới 12% biển số xe thuộc loại đẹp, có thể mang bán đấu giá. Tuy nhiên khi xây dựng dự thảo Nghị định đấu giá biển số xe, Chính phủ chỉ đấu giá những biển có 5 số trùng nhau, 4 số trùng nhau, 3 số trùng nhau, số tiền…. Như vậy chỉ được khoảng 1% tổng kho số.
"Như vậy, từ 12% biến số xe đẹp của dự thảo luật khi đến nghị định chỉ còn 1%. Khi cụ thể hóa chỉ thu được vài chục tỷ đồng, so với con số 5.000 tỷ đồng. Tôi kiến nghị khi giao cho Chính phủ cụ thể hóa luật trong các nghị định, bộ ngành trong các thông tư, Chính phủ cần cho đại biểu giám sát, theo đuổi đến cùng các vấn đề đại biểu quan tâm, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống", ông Cảnh nói. Ảnh: Quân Minh.
-
Tăng trưởng có thực sự bền vững?
Đại biểu Nguyễn Thanh Xuân (đoàn Cần Thơ) nhìn nhận bức tranh kinh tế sáng, tạo niềm tin cho cử tri, tạo đà cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên cần xem xét lại chất lượng tăng trưởng, tăng trưởng có thực sự bền vững, tỷ trọng bền vững giữa các khu vực, thành phần như thế nào? Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng có sự tăng trưởng, tính bền vững ra sao?
Chính phủ cần phân tích sâu vấn đề tăng trưởng GDP, chất lượng tăng trưởng để Quốc hội hiểu hơn, làm thế nào để đảm bảo tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.
Nhiều vấn đề xã hội mà cử tri còn bức xúc như trong giáo dục, vấn đề đạo đức thầy, phụ huynh học sinh, tình trạng suy thoái đạo đức, lối sống, tệ nạn xã hội, trộm cướp… thực sự khiến người cử tri quan tâm. Chính phủ cần phân tích và nói nguyên nhân do đâu. Ngoài ra còn tình trạng người học không có việc làm là nỗi lo lớn của người dân, tác động lớn đến đời sống.
"Có phải chúng ta chưa xác định đúng chỉ tiêu đào tạo của các cơ sở giáo dục đào tạo, sự phân luồng, không phù hợp dẫn tới mất cân đối lực lượng lao động trong ngành nghề. Các biện pháp căn cơ trong thời gian sắp tới là gì?", ông Xuân đặt câu hỏi. Ảnh: Quân Minh.
-
Không quan tâm đến văn hóa thì phát triển kinh tế là vô nghĩa
Theo đại biểu Lưu Thành Công (đoàn Vĩnh Long), có ý kiến cử tri cho rằng phát triển kinh tế chưa song hành văn hóa, Chính phủ cần bình luận về vấn đề này. Cử tri kiến nghị cần dùng văn hóa để tuyên truyền, giáo dục, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Đây là yêu cầu bức xúc, khi những vấn đề đạo đức bị xói mòn, tiềm ẩn nguy cơ với xã hội. Ảnh: Quân Minh.
Kinh tế có phát triển đến mấy mà không quan tâm đến văn hóa thì chúng ta tự làm mất chúng ta, việc phát triển kinh tế là vô nghĩa. Nếu làm tốt vấn đề này có thể khắc phục được các vấn đề tiêu cực trong mối quan hệ giữa người với người, bênh vô cảm, giảm tệ nạn xã hội, việc quản lý Nhà nước dễ dàng hơn", ông nói.
-
Kinh tế phát triển nhưng xã hội còn nhiều việc động trời
Đánh giá cao thành tích phát triển kinh tế năm 2017 và đầu năm 2018, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) cũng chia sẻ những điểm tích cực về kết quả đấu tranh phòng chống tham nhũng "làm nức lòng người dân".
Tuy nhiên, Giám đốc Công an Nghệ An cho rằng từ thực tiễn cuộc sống, cử tri đòi hỏi Quốc hội Chính phủ cần phảo làm nhiều hơn, nhanh hơn, quyết liệt hơn các vấn đề bức xúc. Đề cập đến vấn đề đạo đức, kỷ cương phép nước, ông Cầu nói thời gian gần đây vẫn xảy ra những chuyện động trời khó tin, mất nhân tính như lấy than củi trẻ làm thuốc trị ung thư, cà phê nhuộm pin, cô giáo phạt học sinh uống nước giặt giẻ lau bảng, thảm án chết nhiều người…
“Cử tri lo lắng và tâm tư rằng ước gì đời sống kinh tế vật chất được như ngày nay, còn đạo đức xã hội được như ngày xưa”, đại biểu Quốc hội Nguyễn Hữu Cầu nói cần phải có biện pháp xử lý cứng rắn, mạnh tay, trừng trị các hành vi mất nhân tính. Ảnh: Quân Minh.
-
Tăng trưởng có phụ thuộc dầu thô hay không?
Đại biểu Hoàng Quang Hàm (Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính ngân sách), lưu ý một số vấn đề mà ông cho là "những khoảng lặng của tăng trưởng", dù kết quả thời gian qua là tích cực. Ông đánh giá tăng trưởng đang giảm dần sự lệ thuộc vào khai thác dầu thô như báo cáo của Chính phủ. Năm 2017 công nghiệp khai khoáng vượt kế hoạch nhưng chỉ bằng trên 93% năm 2016. Song, cũng trong năm 2017, nếu khai thác dầu thô không vượt kế hoạch đầu năm thêm 1,29 triệu tấn thì không đạt mục tiêu tăng trưởng.
Một triệu tấn dầu góp 0,2-0,3 điểm tăng trưởng, nên nếu không có yếu tố này, GDP 2017 chỉ đạt 6,4-6,6% (thay vì 6,81%). "Như vậy, kết quả GDP vượt mục tiêu nhưng tăng trưởng từ sản xuất kinh doanh không đạt kỳ vọng, phải bù đắp từ khai thác thêm dầu", ông Hàm phân tích. Ảnh: Quân Minh.
Ngoài ra, theo ông Hàm, với nền kinh tế đang khát khao vươn lên như Việt Nam, việc quy mô GDP 2017 đạt hơn 5 triệu tỷ đồng là còn khiêm tốn, không đạt như kỳ vọng đề ra từ cách đây 2 năm. Tăng trưởng kinh tế quý I/2018 đạt 7,38%, cao nhất 10 năm, nhưng nhân tố tạo bứt phá không được duy trì bền vững nên dự báo quý sau sẽ giảm dần.
Việt Nam đã tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu nhưng tỷ lệ gia công, lắp ráp trong ngành chế biến, chế tạo rất lớn. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế đang chịu sự chi phối của doanh nghiệp FDI: Samsung và Formosa góp hơn 40% tăng trưởng ngành chế biến, chế tạo; doanh nghiệp FDI chiếm 73% kim ngạch xuất khẩu, 66% nhập khẩu. Mối liên kết cũng như việc chuyển giao công nghệ giữa doanh nghiệp FDI với trong nước chưa đạt như mong muốn.
Đại biểu Trần Quang Chiểu sau đó đã đăng đàn tranh luận với ý kiến của ông Hoàng Quang Hàm.
Ông Chiểu nói khai thác dầu thô năm 2016 là 15,2 triệu tấn, năm 2017 kế hoạch 13,28 triệu tấn và thực hiện 13,55 triệu tấn. Như vậy, riêng năm 2017 khai thác nhiều hơn kế hoạch khoảng 200.000 tấn; còn nếu so với năm 2016 thì năm 2017 khai thác ít hơn 1,643 triệu tấn. Về than, năm 2016 khai thác 38,73 triệu tấn than, kế hoạch năm 2017 là 40,2 triệu tấn nhưng thực khai thác chỉ 38,2 triệu tấn.
"Đây là số liệu Chính phủ gửi, đại biểu Hoàng Quang Hàm cho hay năm 2017 khai thác vượt 1,2 triệu tấn dầu thô để bù đắp tăng trưởng thì số liệu ở đâu tôi không rõ", ông Chiểu nói.
Trao đổi lại với đại biểu Chiểu, ông Hoàng Quang Hàm nói bản thân cũng thống nhất với báo cáo Chính phủ về việc đã giảm dần phụ thuộc vào khai thác khoáng sản, dầu thô trong tăng trưởng. Về số liệu, ông Hàm dẫn lại báo cáo số 193 của Chính phủ ngày 16/5, theo đó sản lượng khai thác dầu cả năm 2017 đạt 13,57 triệu tấn, tăng 1,29 triệu tấn.
"Nghĩa là chúng ta đã khai thác và thanh toán vượt 1,29 triệu tấn, thực ra thanh toán này mới ảnh hưởng GDP", ông Hàm nói.
"Tôi đánh giá cao Chính phủ vì chúng ta đã thoát dần tăng trưởng phụ thuộc dầu thô vì đây là của để dành, song bức tranh tăng trưởng cần nhìn nhận thực chất", đại biểu Hàm nêu quan điểm.
-
Chủ đầu tư tự cho mình quyền của quản trị nhà chung cư
Phát biểu về vấn đề về quản lý, sử dụng các toà nhà chung cư, đại biểu Nguyễn Mai Bộ (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh An Giang) nói công tác quản lý về chung cư thương mại hiện nay còn lỏng lẻo, cơ quan quản lý Nhà nước không làm hết trách nhiệm, điều này dẫn đến cư dân bị thua thiệt về tài chính, bị chủ đầu tư chiếm đoạt, sở dụng quỹ bảo trì cũng như quyền sở hữu những phần sở hữu chung trong toà nhà.
Bên cạnh đó, cư dân luôn bất án, đe doạ về tính mạng bởi công trình bị xuống cấp, thang máy hỏng mà không được bảo trì kịp thời, phương tiện PCCC không được đầu tư hoặc có đầu tư không đảm bảo chất lượng
Theo ông Bộ, có chủ đầu tư để lại từ 1 đến 5 tầng trong số 25 tầng của nhà chung cư để làm văn phòng cho thuê hoặc chung cư thương mại. Tuy nhiên, chủ đầu tư không tổ chức hội nghị cư dân để bầu ban quản trị. Không những không đóp góp 2% trong số 1/5 quỹ bảo trì với phần diện tích cho thuê, chủ đầu tư còn sử dụng phần kinh phí cho thuế một cách mờ ám.Đại biểu Nguyễn Mai Bộ khẳng định chủ đầu tư tự cho mình quyền của quản trị nhà chung cư.
“Một số cá nhân thuộc chủ đầu tư đã cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công dân nhưng chưa được sử lý. Nhân việc Bộ Công an đang thanh tra toàn diện công tác PCCC tại chung cư thì đề nghị Bộ Công an khởi tố một số chủ đầu tư đã có hành vi cấu thành tội sử dụng trái phép tài sản để chấn chỉnh việc quản lý toà nhà chung cư”, ông Bộ nói. Ảnh: Quân Minh.