Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bạn đang sử dụng nhiều công nghệ của NASA mà không hay biết

Tai nghe không dây, máy hút bụi, công nghệ điện toán đám mây cùng rất nhiều những thành tựu khác của NASA đã được ứng dụng ngay trong thường nhật.

Nhắc đến NASA, người ta nghĩ ngay đến những công nghệ hàng không, vũ trụ xa vời. Ít ai biết rằng cơ quan hàng không vũ trụ này còn sáng tạo ra nhiều công nghệ phổ thông, được áp dụng trong đời sống thường nhật. 

Vòng niềng răng trong suốt

Cong nghe NASA trong doi thuc anh 1
Công nghệ làm ra vòng niềng này có nguồn gốc phục vụ chiến tranh. Ảnh: Absolute Dental.

Vòng niềng răng trong suốt là sản phẩm hợp tác giữa chương trình nghiên cứu gốm sứ tiên tiến của NASA và Ceradayne. Tuy sản phẩm hiện được sử dụng trong lĩnh vực thẩm mỹ, công nghệ làm ra lại được phát triển để phục vụ mục đích quân sự.

NASA đã tạo ra loại vật liệu chế tạo các mái vòm radar hồng ngoại nhằm theo dõi tên lửa tầm nhiệt. Các mái vòm này được sử dụng để bảo vệ thiết bị bên trong radar, phải trong suốt hết mức có thể để các tia radar đi xuyên qua.

Nhiều thử nghiệm đã cho ra đời loại vật liệu tên gọi TPA (polycrystalline alumina) phù hợp với yêu cầu của NASA. Tình cờ, một công ty dân sự là Unitek Corporation/3M cũng liên hệ với Ceradyne để tìm mua một loại vật liệu trong suốt, đủ cứng để phục vụ cho việc niềng răng. Kết quả, TPA được đem đi chế tạo vòng niềng răng vào cuối thập niên 1980.

Sản phẩm thành công rực rỡ. Vào năm 1987, mỗi tháng người ta sản xuất tới 300.000 vòng niềng.

Tim nhân tạo

Các bơm nhiên liệu của tàu vũ trụ chính là tiền thân của tim nhân tạo ngày nay. Những chiếc bơm nhỏ xíu dài 5 cm, đường kính 2,5 cm, nặng 113 gram đã trở thành cứu tin cho rất nhiều bệnh nhân.

Thiết bị ban đầu được sử dụng để đảm bảo nhiên liệu hydro tàu vũ trụ không bị tắc nghẽn giữa các ống dẫn. Sau đó người ta phát hiện nó cũng có thể bơm máu đi khắp cơ thể với áp suất bằng với tim người. Ngày nay tim nhân tạo thường được sử dụng cho các bệnh nhân đang chờ có người hiến tim.

Cong nghe NASA trong doi thuc anh 2
Quả tim nhân tạo được phát triển từ công nghệ cho tàu con thoi. Ảnh: Today's Medical Developments.

Máy lọc không khí

Ban đầu NASA phát triển công nghệ lọc không khí (máy lọc ethylene) để kéo dài sự phát triển của thực vật trong không gian mà không cần sử dụng bộ lọc. Sau đó, một công ty sử dụng công nghệ này để bảo vệ các loại thực phẩm dễ hỏng bằng cách loại bỏ các loại khí thải.

Ngoài ra, máy lọc không khí cũng có lợi trong việc loại bỏ hạt trong không khí, mầm bệnh, hợp chất hữu cơ và nấm mốc.

Máy hút bụi

Máy hút bụi ban đầu được NASA phát triển cho các sứ mệnh Apollo nhằm lấy những mẫu vật trên mặt trăng. Công nghệ này được Black and Decker hỗ trợ phát triển, sau đó hãng này nhân tiện phát triển luôn cả phiên bản gia dụng, với sự ra đời máy hút bụi vào năm 1979.

Nam châm lỏng sử dụng trong loa

Thập niên 1960, NASA muốn giải quyết vấn đề vận chuyển nhiên liệu lỏng vào động cơ trong môi trường phi trọng lực. Giải pháp của họ là đưa các hạt oxit sắt từ siêu nhỏ vào nhiên liệu, dùng từ trường để điều khiển chúng.

Sau khi công bố vào năm 1980, công nghệ này được Sony sử dụng trong năm 2012 với sự ra đời thế hệ loa tích hợp nam châm lỏng thay cho nam châm rắn. Điều này làm cho củ loa mỏng hơn nhưng âm to và rõ hơn, dẫn đến các ứng dụng hiện đại trong TV, loa tháp sau này. 

Tai nghe không dây

Cong nghe NASA trong doi thuc anh 3
Tai nghe không dây có lịch sử lâu đời hơn là bạn nghĩ. Ảnh: Flickr.

Tai nghe không dây có nguồn gốc từ việc phát triển thiết bị giao tiếp cho phi hành gia chương trình Apollo. Một trong số chúng đã truyền đi câu nói nổi tiếng của Neil Amstrong khi ông đặt chân lên Mặt trăng: “Một bước nhỏ của một người, một bước lớn của nhân loại”.

Công nghệ này sau đó được cải tiến, thu nhỏ để dùng cho các phi công trong thập niên 70, tiếp tục phát triển nhiều thập kỉ sau, cuối cùng được sử dụng rộng rãi trên toàn cầu ở mọi lĩnh vực. Nổi tiếng nhất trong số các dòng sản phẩm là các tai nghe sử dụng giao thức Bluetooth.

Năm 2019, nhiều người vẫn tin vào những lý thuyết ngớ ngẩn này

Năm 2019, vẫn còn nhiều người tin rằng sạc điện thoại qua đêm sẽ chai pin, lò vi sóng sạc được smartphone, camera nhiều "chấm" sẽ chụp đẹp hơn hay tia x có thể xóa sạch bộ nhớ.


Đại Việt

Bạn có thể quan tâm