Quan hệ tuần hoàn ác tính: Những mối tình không chia tay nổi cũng không hàn gắn lại được?
Cảm ơn những người bạn ngày ngày vùng vẫy trong niềm vui và niềm đau của tình yêu đã mang lại cho tôi nguồn cảm hứng viết lách bất tận này.
Ví dụ như vị khách dưới đây.
A: Tôi thấy tôi lại sắp chia tay với anh ta rồi.
B: Cô bớt bớt lại đi, một năm tôi nghe hai người chia tay mấy trăm lần rồi.
A: Lần này khác, lần này là thật đấy. B: Lần nào cô cũng nói vậy đấy. A: Haiz, tôi cũng cảm thấy cạn lời lắm. B: Sao vậy, tôi muốn nghe chuyện cười đấy.
Điều tôi muốn nói là, liên tục đòi chia tay rồi lại tái hợp liên tục chắc chắn không chỉ có mình cô ấy, dường như số mệnh đã sắp đặt không thể nào yêu đương mà không chia tay được. Tôi nghĩ có một số người từng có kiểu người yêu thế này, động một chút là đòi chia tay, nhưng lại tái hợp nhanh chóng, hoặc giấu giấu giếm giếm nói “em muốn gặp anh”, nhanh chóng làm lành nhưng chưa đầy ba hôm lại bắt đầu diễn vở chia tay, dường như tình yêu của bọn họ buộc phải đi theo mô típ “chia tay - tái hợp - chia tay” nhiều lần vậy.
Tôi nghĩ vẫn cứ nên phân tích nguyên nhân căn bản xem rốt cuộc đối phương nhiều lần muốn chia tay là vì đâu.
Ảnh minh hoạ. Nguồn: Depositphoto. |
Chứng minh sự tồn tại/được yêu, giành lấy cảm giác an toàn
Sở dĩ tôi viết về kiểu người thích chia tay đầu tiên đó là bởi những người thuộc kiểu thích lặp lại “chia tay - tái hợp” ít nhiều đều có bóng dáng của hình mẫu này. Trong tình yêu cách hợp lý để nhận được sự quan tâm và yêu thương đó là khiến bản thân hấp dẫn hơn, vì đối phương một cách hợp lý, tích cực bảo vệ quan hệ thân mật, đây là cách hiệu quả khiến đôi bên yêu thương nhau hơn, để mối quan hệ bền vững hơn.
Người thuộc kiểu mẫu này cần tình yêu và sự quan tâm nhưng lại áp dụng cách thức tiêu cực. Độc thoại nội tâm của họ thường như thế này: “Anh đối xử không tốt với em, em đành phải chia tay, nếu anh thực sự yêu em thì sẽ giữ em lại, nếu không chính là không thực sự yêu em rồi.”
Biểu hiện này phần lớn có liên quan tới những trải nghiệm thời thơ ấu. Khi họ xây dựng mối liên kết đầu tiên với thế giới này, có lẽ đã gặp phải rất nhiều phản kháng hoặc xa cách trong nhiều mối quan hệ, gia đình luôn bị bao trùm bởi bầu không khí căng thẳng, trong môi trường sống như vậy khó mà gạt đi được “hiệu ứng không khí” (atmosphere effect) (1), tích cực giải quyết vấn đề.
Từ nhỏ họ đã dùng cách ngịch ngợm phá phách, cố ý phạm sai lầm để nhận được sự chú ý bất đắc dĩ từ bố mẹ. Mặc dù cách đối xử của cha mẹ dành cho họ có thể là mắng mỏ hoặc đánh phạt, nhưng ít ra họ cũng nhận được sự quan tâm, mà trong sự đánh mắng chắc chắn cũng có yêu thương. Chúng ta đều biết thái độ đáng sợ nhất chính là lạnh lùng và ngó lơ, một khi con nghe lời ngoan ngoãn không gây sự nữa thì cha mẹ sẽ bớt phiền lòng, cũng có nghĩa là sẽ không dành nhiều thời gian và tâm sức để quan tâm tới chúng nữa, sau khi trưởng thành đây cũng là điều họ sợ xảy ra nhất khi yêu, thứ tình yêu không gợn sóng thì khó mà cuộn trào mãnh liệt được.
Những người thiếu cảm giác an toàn nên liên tục chia tay mặc dù rất đau đớn nhưng trong tiềm thức lại rất hưởng thụ mối quan hệ này, bởi mỗi lần nói lời chia tay, sự níu kéo của đối phương đều là minh chứng đối phương yêu họ, cách làm như vậy có thể nhanh chóng và trực tiếp kiểm nghiệm xem nửa kia có yêu mình thực sự hay không. Xét từ bề ngoài chia tay là một hành vi phá hoại quan hệ, nhưng trong nội tâm họ đây là cách thiết lập cảm giác an toàn cho mình. Một khi đối phương đồng ý lời chia tay, họ lại cảm thấy khó mà chấp nhận được. Thực ra điều họ không chấp nhận được là bản thân không được yêu, không được tôn trọng, do vậy lại cầu xin tái hợp, đây là cách thứ hai để nhận được sự quan tâm.
Kiểu người này thực ra hi vọng có thể xây dựng lại giá trị quan của bản thân trong mối quan hệ yêu đương, nhưng đã dùng sai cách. Nếu bạn đời của bạn hoặc vừa hay bạn chính là kiểu người này, thì tôi khuyên bạn nên giải quyết vòng tuần hoàn ác tính này thông qua cách trao đổi. Chúng ta buộc phải hiểu rằng, liên tục “chia tay - tái hợp -chia tay” mặc dù có thể mang lại cảm giác an toàn cho một bên ở một mức độ nào đó nhưng cũng khiến bên kia bị tổn thương tới lòng tự tôn, bào mòn tình cảm của hai người.
Bất cứ mối quan hệ nào cũng không thể mất cân bằng trong thời gian dài, một khi bên nào đó cảm thấy phải hi sinh hoặc tiêu hao quá nhiều sức lực để giải quyết vấn đề thì chỉ mang lại sự mệt mỏi chán nản với mối quan hệ này, cuối cùng đường ai nấy đi.
Vì vậy có thể thông qua trao đổi với nhau, tìm hiểu nguyên nhân chia tay liên tục rồi tái hợp là gì, nếu vì muốn tìm cảm giác an toàn và được yêu nên mới lựa chọn cách này, vậy thì có thể áp dụng cách tích cực hơn, động viên đối phương đưa ra sự thay đổi có ích cho mối quan hệ thân mật này, bên còn lại phải động viên, khẳng định và hồi đáp kịp thời.
Hãy nhớ kỹ, công kích và phá hoại không bao giờ giúp cho mối quan hệ vững chắc hơn đâu, nhưng tình yêu và cho đi đúng cách thì có thể.
(1) Tên một hiệu ứng mối quan hệ tổng thể, tức là tác động của bầu không khí tổng thể đến hành vi do mối quan hệ giữa các sự vật, sự việc
Bình luận