Câu 1: Mới đây, các nhà khoa học cảnh báo Trái Đất có thể trở thành nhà kính khổng lồ trong vài chục năm nữa. Điều nào sau đây là đúng về hiệu ứng nhà kính đối với môi trường?
Hiệu ứng nhà kính xảy ra khi lượng lớn các khí như CO2, CH4, N2O... tích tụ trong bầu khí quyển. Các loại khí nhà kính này hấp thụ và giữ kín nhiệt lượng từ Mặt Trời. Hiện tượng này diễn ra tương tự như cơ chế của nhà kính trồng cây. “Lớp kính” ở đây chính là các loại khí nói trên. |
Câu 2: Hiệu ứng nhà kính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu, làm tan băng, tuyết ở nhiều vùng. Vậy tại sao tuyết lại quan trọng?
Băng trên Trái Đất được hình thành qua hàng nghìn năm tích tụ từ tuyết rơi. Nó cũng cung cấp môi trường sống cho nhiều loài động vật. Không những thế, theo các nhà khoa học, phần lớn nước ngọt trên thế giới đều đang ở dạng đóng băng. Tuyết rơi và tan trên núi là nguồn cung cấp nước thiết yếu cho nhiều người. |
Câu 3: Nghiên cứu cho thấy ít nhất 97% các nhà khoa học đồng tình rằng biến đổi khí hậu chủ yếu do con người gây ra. Điều nào sau đây là đúng?
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, việc sản xuất năng lượng điện, nhiệt thải ra nhiều khí nhà kính nhất (25%), theo sau là nông nghiệp. Sản xuất thực phẩm cần đến đất, nước, và nhiều nguồn tài nguyên khác. Hơn nữa, thức ăn thừa còn là nguồn sản sinh các loại khí nhà kính, chủ yếu dưới dạng khí methane. 6,7% khí nhà kính trên toàn thế giới bắt nguồn từ thức ăn thừa. |
Câu 4: Hiện tại, nơi nào trên Trái Đất chịu ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu?
Bắc bán cầu đặc biệt nhạy cảm với các thay đổi đối với nhiệt độ. Mùa hè năm nay, từ châu Á tới châu Âu, Mỹ, đang phải chịu nhiều thiên tai, thảm họa. Hiện Alaska, Greenland và Siberia là những khu vực ấm lên nhanh nhất. |
Câu 5: Biến đổi khí hậu có khả năng gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan nào sau đây?
Biến đổi khí hậu gây ra thời tiết thất thường. Dù khó để có thể xác định chính xác biến đổi khí hậu góp phần vào một hiện tượng thời tiết cụ thể nào, các nhà khoa học khẳng định khí hậu thay đổi dẫn đến thời tiết cực đoan và nó thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau tùy vào khu vực. |
Câu 6: Tại Hội nghị về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2015, 175 nước đã ký thỏa thuận chung Paris về biến đổi khí hậu. Nội dung của thỏa thuận này là gì?
Nội dung chính của Thỏa thuận Paris là giữ nhiệt độ toàn cầu không tăng quá 2 độ C và nỗ lực giới hạn mức tăng ở 1,5 độ C. Nghiên cứu mới đây cho thấy ngưỡng tăng 2 độ C là cực điểm khiến Trái Đất rơi vào trạng thái nhà kính không thể đảo ngược. Hiện mức nhiệt toàn cầu đã tăng 1 độ C. Trung Quốc là nước thải ra nhiều khí nhà kính nhất. |
Câu 7: Mỗi cá nhân đều có thể giúp giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu bằng những hành động nhỏ nhất trong gia đình. Loại bóng đèn nào sau đây sẽ giúp tiết kiệm cho quá trình sản xuất điện nhằm giảm khí nhà kính?
Đèn huỳnh quang compact dùng năng lượng ít hơn từ 60-80% so với những loại đèn còn lại. Mỗi người đều có thể góp phần ngăn ngừa biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường bằng cách "sống xanh" hơn trong lựa chọn hàng ngày. |