Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

QUIZZ

Bạn biết gì về chú mèo máy nổi tiếng Doraemon?

Bộ truyện tranh Doraemon gắn liền tuổi thơ của hàng triệu trẻ em Việt Nam, cũng như thế giới. Vậy, bạn biết những gì về chú mèo máy này?

Doraemon anh 1

Bộ truyện tranh Doraemon được ra mắt năm nào?

  • 1966
  • 1967
  • 1968
  • 1969

Doraemon được sáng tác bởi Fujimoto Hiroshi và Abiko Motoo với bút danh chung là Fujiko Fujio vào cuối tháng 12/1969. Bộ manga (có cả truyện dài và truyện ngắn) ngay lập tức thu hút sự chú ý của hàng triệu độc giả. Sau này, sự thành công của Doraemon tiếp tục được kéo dài với các phiên bản anime, hoạt hình, phim 3D... Ảnh: Sinhvienplus.

Doraemon anh 2

Khi mới "ra lò", chú mèo máy đến từ tương lai có màu gì?

  • Xanh
  • Đỏ
  • Vàng
  • Tím

Thực tế, Doraemon nguyên bản có màu vàng và một cặp tai. Thế nhưng, vì ngủ quên, cậu ta bị chuột gặm mất tai. Sau đó, Doraemon uống một dung dịch tên là "nỗi buồn" để giải sầu. Từ đó, cậu chuyển sang màu xanh da trời. Như vậy, có thể nói, đây chính là chú mèo máy độc nhất vô nhị trong thế giới của Nobita.

Doraemon anh 3

Sinh nhật của Doraemon là bao giờ?

  • Ngày 3/8/2112
  • Ngày 3/9/2112
  • Ngày 8/3/2112
  • Ngày 9/3/2112

Theo nguyên tác, Doraemon sinh ngày 3/9/2112. Có lẽ vì vậy mà những thống kê được tác giả tiết lộ xung quanh mèo máy đều liên quan các con số này. Vì dụ như: Doraemon cao 129,3 cm, nặng 129,3 pound (khoảng 56 kg), vòng bụng 129,3 cm... Đặc biệt, nếu gặp chuột, Mèo Ú có thể chạy nhanh tới 129,3 km/h. Ảnh: Starbanit.

Doraemon anh 4

Cái tên Doraemon có nghĩa là gì?

  • Chú mèo đi lạc
  • Chú mèo tham ăn
  • Chú mèo nhút nhát
  • Chú mèo màu vàng

Tên gọi của các nhân vật trong bộ truyện tranh này rất thú vị. Ở đây, Doraemon có nghĩa là chú mèo đi lạc, ý chỉ lạc về quá khứ. Ảnh: Says.

Doraemon anh 5

Đâu là bảo bối thần kỳ được Doraemon sử dụng nhiều nhất?

  • Chong chóng tre
  • Cánh cửa thần kỳ
  • Túi thần kỳ
  • Bánh mì chuyển ngữ

Trong Doraemon, người ta có thể thấy điểm nhấn rõ nét nhất chính là trí tưởng tượng cực kỳ phong phú của tác giả. Đã có gần 2.000 bảo bối được Doraemon sử dụng, hầu hết đều dựa trên sự lạc quan vào nền công nghệ khoa học trong tương lai. Trong đó, vật phẩm được sử dụng nhiều nhất chính là túi thần kỳ - bảo bối không đáy có thể đựng vô số đồ đạc. Ảnh: Variety.

Doraemon anh 6

Chiếc túi thần kỳ sơ cua của Doraemon được giấu ở đâu?

  • Trong tủ quần áo
  • Trong hộc bàn
  • Dưới chăn
  • Dưới gối

Túi thần kỳ có thể coi là bảo bối quan trọng nhất của Doraemon, nó chưa đựng toàn bộ những món đồ thần kỳ khác. Trong một tập, Doraemon vô tình đánh rơi túi thần kỳ và đã gặp rất nhiều khó khăn trong tình huống đó. May mắn là chú mèo máy vẫn còn một chiếc sơ cua và thường giấu nó ở dưới gối. Ảnh: AlphaCoder.

Doraemon anh 7

Khi ngăn bàn của Nobita không được đóng lại, cỗ máy thời gian sẽ thế nào?

  • Tự hoạt động
  • Bị trôi đi
  • Không sao cả
  • Hết pin

Hộc bàn của Nobita chính là nơi đầu tiên cậu gặp Doraemon. Cỗ máy thời gian cũng là bảo bối quyền năng thường xuyên được sử dụng. Với món đồ này, tác giả có lý giải về dòng thời gian như sau: "Quá khứ và tương lai giống như Hawaii và Tokyo, có nhiều cách để đi đến nơi. Về bản chất, số phận không thay đổi, chỉ là có những cách đi khác nhau để tới đích". Ảnh: Infinity.

Doraemon anh 8

Bộ truyện Doraemon kết thúc như thế nào?

  • Doraemon hết pin vĩnh viễn, Nobita cố hết sức để hồi sinh bạn
  • Doraemon trở về thế kỷ 22, Nobita vượt qua nỗi buồn để thành người giỏi giang
  • Doraemon hết pin, được Nobita cùng nhóm bạn cứu sống
  • Doraemon không có kết thúc, tất cả đều do độc giả tự sáng tạo ra

Có lẽ rất nhiều người đã đọc qua "chương cuối": Cái chết của Doraemon và sự thành công của Nobita. Nhưng đáng tiếc, đó không phải là cái kết tác giả lựa chọn mà hoàn toàn do người hâm mộ tạo ra. Trước khi qua đời, tác giả Fujiko cho biết ông không muốn đứa con tinh thần của mình phải chết nên không hề vẽ tập cuối cho bộ truyện đình đám này. Ảnh: YouTube.

'Rurouni Kenshin' và 6 bộ truyện tranh xuất sắc về samurai

Kiếm đạo và samurai là chất liệu quen thuộc của nhiều họa sĩ truyện tranh Nhật Bản. Dưới đây là những bộ manga điển hình cho thể loại này.

Hứa Mộc

Bạn có thể quan tâm