Theo kế hoạch, TP.HCM đã hoàn thành đợt tiêm chủng vaccine diện rộng lớn nhất trong lịch sử với hơn 800.000 liều chỉ trong 7 ngày. Như vậy, độ phủ vaccine của TP.HCM đã đạt 6%. TS.BS Nguyễn Thu Anh, Giám đốc Viện Nghiên cứu Y khoa Woolcock tại Việt Nam, giảng viên Lâm sàng cao cấp Đại học Sydney, Australia, cho rằng đây là một con số khiêm tốn, khó đạt mục tiêu giảm lây nhiễm cộng đồng.
Sau khi kết thúc đợt tiêm chủng thứ 4, TP.HCM tiếp tục phải chờ nguồn vaccine mới mà chưa biết khi nào mới có thể về đến Việt Nam. Chuyên gia cho rằng thời gian tới, thành phố cần lựa chọn chiến lược vaccine tập trung vào các nhóm ưu tiên, có nguy cơ tử vong cao để giảm áp lực cho hệ thống y tế.
Cần chọn nhóm ưu tiên
Nhận định về chiến lược tiêm chủng diện rộng của TP.HCM, TS Nguyễn Thu Anh cho rằng lượng vaccine hiện tại quá ít, “như muối bỏ bể”. Thành phố cần phải lựa chọn những nhóm đối tượng ưu tiên để tiêm vaccine trước.
Theo Sở Y tế TP.HCM, sau khi hoàn thành chiến dịch tiêm chủng “lớn nhất lịch sử” với hơn 800.000 liều, tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của thành phố mới chỉ đạt 6%.
Mục tiêu tiêm 70% dân số trên cả nước trong năm nay là cực thách thức.
TS Nguyễn Thu Anh
“Nếu tiêm vaccine cho người có nguy cơ tử vong, người cao tuổi, có bệnh lý nền thì sẽ giúp giảm ca bệnh nặng, tử vong, giảm áp lực cho hệ thống y tế. Còn nếu mong muốn tiêm vaccine để giảm lây nhiễm cộng đồng thì với tỷ lệ tiêm này rất khó. Tôi e là dường như không giảm được”, TS Thu Anh lo ngại.
Tuy nhiên, bà bày tỏ sự đồng tình với việc TP.HCM ưu tiên tiêm chủng cho công nhân trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Chuyên gia cho rằng nếu toàn bộ công nhân của một khu công nghiệp được tiêm vaccine và đảm bảo môi trường sản xuất khép kín thì có thể bảo vệ được “nồi cơm” của thành phố.
Có quan điểm tương tự, TS Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Trường Chính sách công và Quản lý Fulbright, cho rằng trong các đối tượng ưu tiên chống dịch cần bổ sung nhóm người lao động buộc phải đến nơi làm việc như các cơ sở sản xuất, chế tạo trong khu công nghiệp. Đây là những trường hợp không thể làm việc tại nhà, mà nếu đi làm thì buộc phải tập trung đông người.
TS Nguyễn Thu Anh cho rằng mục tiêu tiêm 70% dân số trên cả nước trong năm nay là cực kỳ thách thức. Ảnh: Chí Hùng. |
Một trình tự ưu tiên khác được TS Thành đề cập đến là ưu tiên theo địa phương. Ông thừa nhận đây là vấn đề “gây tranh cãi” nhưng dựa trên đánh giá tác động thì là cần thiết. Ông Thành nhận định những trung tâm kinh tế lớn như Hà Nội và TP.HCM cần được ưu tiên bởi nếu những nơi này bùng dịch thì có thể ảnh hưởng đến cả nước.
Ông cho rằng điều này được minh chứng trong đợt dịch hiện nay tại TP.HCM. Trước đây, TP không nằm trong nhóm ưu tiên nhận vaccine của Bộ Y tế. Thế nhưng vừa qua, Bộ Y tế đã phải phân bổ cho TP.HCM hơn 830.000 liều vaccine trong số một triệu liều Việt Nam vừa được Nhật Bản trao tặng.
Nói về chiến lược vaccine, TS Nguyễn Thu Anh cho rằng mục tiêu tiêm 70% dân số trên cả nước trong năm nay là cực kỳ thách thức. Thay vì tiêm chủng đại trà, chuyên gia cho rằng Chính phủ nên có chiến lược ưu tiên các địa phương hoặc khu vực, doanh nghiệp có nguy cơ bùng dịch cao nhất. Nguy cơ không chỉ dựa trên số ca mà trên rủi ro phơi nhiễm trong hoạt động kinh doanh, sinh hoạt. Ngoài ra, bà đề xuất nên ưu tiên với nhóm người cao tuổi, có bệnh lý nền khi đã hoàn thành tiêm chủng cho các cán bộ y tế và cán bộ phòng chống dịch.
"Trong lúc chờ vaccine, chọn nhóm đối tượng được ưu tiên ở thời điểm này là làm giảm áp lực cho hệ thống y tế. Do đó, cần ưu tiên những người có nguy cơ tử vong cao”, chuyên gia nêu giải pháp.
Độ phủ vaccine chưa cao, cần giãn cách kiểu bật - tắt
Đánh giá về thời gian dịch khởi phát, GS.TS Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho rằng sự xuất hiện liên tiếp hàng loạt chuỗi lây nhiễm trong thành phố giữa tháng 5 cho thấy nhiều khả năng dịch xâm nhập vào TP.HCM từ đầu tháng 5, sau kỳ nghỉ lễ và đã lây lan âm thầm ít nhất 2-3 thế hệ cho đến khi được phát hiện.
Nhóm nghiên cứu của TS.BS Nguyễn Thu Anh lý giải rõ hơn thời điểm lây lan của làn sóng dịch thứ 4 tại TP.HCM.
Ngày 21/5, nhóm này công bố một báo cáo dự báo làn sóng dịch thứ 4 có thể kết thúc vào giữa hoặc cuối tháng 6/2021 với tổng cộng từ 4.100 đến 6.600 ca nhiễm. Thế nhưng, đó là với giả định rằng các khu cách ly được quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế lây lan (như các đợt dịch trước) và người dân tự thực hiện giãn cách tự nhiên ở một mức độ nhất định. Khi đó, ổ dịch điểm nhóm Hội thánh truyền giáo Phục Hưng tại TP.HCM chưa được phát hiện.
Nếu giãn cách rất mạnh trong 2-3 tuần, TP.HCM có thể hết dịch.
TS Nguyễn Thu Anh
“Lần trước, chúng tôi dự tính dịch tại TP.HCM có thể bắt đầu từ 4/5. Nhưng với tình hình hiện tại, dịch có thể xuất hiện sớm hơn vì với thời gian từ 4/5 tới giờ, số ca không thể tăng cao như thế được”, TS Thu Anh đánh giá tình hình. Từ 27/4 đến nay, số ca nhiễm của TP.HCM đã lên tới 1.920, gần chạm mốc 2.000.
Chuyên gia lý giải số ca lây nhiễm tăng nhanh như hiện nay có 2 khả năng: Hệ số lây nhiễm R0 của chủng Delta phải cao hơn mức 4,1; hoặc dịch đã phải lây lan từ trước.
TS Thu Anh phân tích nhóm nghiên cứu đã điều chỉnh R0 cao hơn rất nhiều so với chủng virus cũ (R0 là 2,5). Thêm vào đó, với chỉ số R0 là 4,1, nhóm đã chạy mô hình với Bắc Giang và cho kết quả ước tính tương đối phù hợp. Do đó, nhóm nghiên cứu nhận định dịch đã xuất hiện trước 4/5, nằm ủ trong cộng đồng khá lâu và lây lan tương đối trước khi bị phát hiện.
Điều này cũng phù hợp với tần suất đi lại giữa TP.HCM và các tỉnh cao, trong khi dịch đã bắt đầu tại các tỉnh khác từ giữa tháng 4.
Hiện TP.HCM đã có hơn 400 điểm phong tỏa do liên quan các ca mắc Covid-19. Ảnh: Chí Hùng. |
Nhận định về các giải pháp phòng chống dịch hiện tại của TP.HCM, TS Thu Anh đánh giá ngành y tế đã rất nỗ lực xét nghiệm giám sát nên mới phát hiện ra nhiều ca nhiễm như hiện nay.
“TP.HCM đã xét nghiệm giám sát tại cơ sở y tế và tại cộng đồng từ trước khi bùng phát dịch. Tuy nhiên, dịch lây quá âm thầm và số người không có triệu chứng rất nhiều, không dễ dàng phát hiện được. Đến khi được phát hiện thì dịch đã lây lan quá nhiều trong cộng đồng”, bác sĩ nhận định.
Chuyên gia ủng hộ giải pháp giãn cách của TP.HCM và cho rằng nếu làm “rất mạnh” trong 2-3 tuần, TP.HCM có thể hết dịch. Khi cả nước chưa đạt được độ phủ cao về vaccine thì TP.HCM cũng như các tỉnh, thành khác cần chấp nhận kéo dài chế độ giãn cách theo kiểu “bật - tắt” cho đến khi đạt được miễn dịch cộng đồng.
Có thể chung sống với dịch?
Mới đây, bác sĩ Nguyễn Trí Dũng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), đã đưa ra một đề xuất chưa có tiền lệ với TP.HCM: “Có thể chúng ta cần tính tới phương án ‘sống chung với lũ’”.
Đề nghị của ông Dũng được đưa ra vào ngày TP.HCM phát hiện số ca nhiễm kỷ lục – 667 trường hợp mắc Covid-19. Ông phân tích qua nhiều thế hệ lây nhiễm, độc lực của virus tại TP.HCM đang có xu hướng giảm. Như vậy, sự lây lan vẫn tồn tại nhưng người bị nhiễm không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Do đó, thời gian tới, TP.HCM cần bảo vệ những nhóm có nguy cơ và bệnh nền, những nhóm khác có thể coi là mắc cúm.
Nhận định về phương án sống chung với nCoV, TS Nguyễn Thu Anh dẫn chứng nhiều quốc gia trên thế giới đã chọn cách làm này. Nhiều chuyên gia cũng đặt ra kịch bản là Việt Nam có thể sống chung với dịch ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, bà cho rằng “không ai trả lời được mức nào là vừa phải”, trong khi có quá nhiều rủi ro tiềm ẩn. Bà lấy ví dụ một trường hợp siêu lây nhiễm có thể lây cho rất nhiều người, gây nguy cơ cho cộng đồng.
Mới đây, một nhóm nghiên cứu thuộc Đại học Sydney do TS.BS Nguyễn Thu Anh dẫn đầu đã chỉ ra xu hướng đi lại của người dân trước và trong lúc dịch bùng phát ở TP.HCM.
Nhiều chuyên gia đặt kịch bản Việt Nam có thể sống chung với dịch ở mức độ vừa phải, nhưng không ai biết mức nào là vừa phải.
TS Nguyễn Thu Anh
Mức độ đi lại của người dân được theo dõi dựa trên dữ liệu từ Google Mobility, so sánh xu hướng di chuyển của người dân tại 5 khu vực, gồm: Điểm bán lẻ; siêu thị và hiệu thuốc; công viên; bến xe, nhà ga; nơi làm việc; và khu dân cư. Các số liệu này so sánh tính di động của ngày báo cáo với ngày cơ sở và được thể hiện theo tỷ lệ % dương hoặc âm. Tỷ lệ càng cao nghĩa là xu hướng di chuyển càng tăng và ngược lại. Dữ liệu dựa trên theo dõi sự di chuyển sóng điện thoại của người dân tại từng khu vực cụ thể.
Dựa trên báo cáo của Google Mobility, trước ngày 27/4 - hôm TP.HCM phát hiện ca nhiễm nCoV đầu tiên trong đợt dịch thứ 4 - xu hướng di chuyển đến các điểm bán lẻ và nơi công cộng thường từ -18% trở lên. Ngày 29/4, xu hướng này lên tới 16% tại điểm bán lẻ, nơi công cộng và gần 40% đến bến xe, cho thấy mật độ di chuyển rất cao của người dân trước kỳ nghỉ lễ.
Sau đó, TP.HCM ngày càng siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch khiến xu hướng di chuyển đến các điểm bán lẻ, nơi công cộng giảm mạnh. Từ ngày 29/4, TP.HCM tạm dừng quán bar, karaoke, vũ trường… Ngày 3/5, TP dừng thêm hoạt động massage, xông hơi, phòng gym, rạp phim… Ngày 21/5, TP.HCM yêu cầu không tụ tập quá 20 người. Ngày 27/5, mọi hoạt động không thiết yếu bị tạm dừng, quán ăn chỉ bán mang về. Và từ 0h ngày 31/5, TP.HCM áp dụng Chỉ thị 15.
Khi TP.HCM tăng mức độ giãn cách, xu hướng di chuyển của người dân đến điểm bán lẻ giảm rõ rệt so với trước đó, trong khoảng -68% đến -55%, không ngày nào có tỷ lệ dương. Trong khi đó, xu hướng người dân ở nhà luôn trong 14-24%, cao hơn nhiều so với giai đoạn trước.
Qua quan sát xu hướng di chuyển của người dân dựa trên báo cáo của Google Mobility, nhóm nghiên cứu nhận thấy có một “chu kỳ kỳ lạ” trong sự di chuyển đến điểm bán lẻ. Xu hướng di chuyển thường đạt đỉnh vào giữa tuần (quan sát đồ họa). Cùng với đó, xu hướng đến điểm dân cư thường thấp nhất giai đoạn này.
Xu hướng di chuyển của người dân TP.HCM đến điểm bán lẻ và điểm dân cư | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nguồn: Google Mobility | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Nhãn | 20/4 - T3 | 21/4 - T4 | 22/4 - T5 | 23/4 - T6 | 24/4 - T7 | 25/4 - CN | 26/4 - T2 | 27/4 - T3 | 28/4 - T4 | 29/4 - T5 | 30/4 - T6 | 1/5 - T7 | 2/5 - CN | 3/5 - T2 | 4/5 - T3 | 5/5 - T4 | 6/5 - T5 | 7/5 - T6 | 8/5 - T7 | 9/5 - CN | 10/5 - T2 | 11/5 - T3 | 12/5 - T4 | 13/5 - T5 | 14/5 - T6 | 15/5 - T7 | 16/5 - CN | 17/5 - T2 | 18/5 - T3 | 19/5 - T4 | 20/5 - T5 | 21/5 - T6 | 22/5 - T7 | 23/5 - CN | 24/5 - T2 | 25/5 - T3 | 26/5 - T4 | 27/5 - T5 | 28/5 - T6 | 29/5 - T7 | 30/5 - CN | 31/5 - T2 | 1/6 - T3 | 2/6 - T4 | 3/6 - T5 | 4/6 - T6 | 5/6 - T7 | 6/6 - CN | 7/6 - T2 | 8/6 - T3 | 9/6 - T4 | 10/6 - T5 | 11/6 - T6 | 12/6 - T7 | 13/6 - CN | 14/6 - T2 | 15/6 - T3 | 16/6 - T4 | 17/6 - T5 | 18/6 - T6 | 19/6 - T7 | 20/6 - CN | 21/6 - T2 | 22/6 - T3 | ||
Ðiểm bán lẻ | spline | % | -4 | 18 | 3 | -18 | -10 | -9 | -14 | -10 | 4 | 16 | -22 | -34 | -27 | -18 | -15 | -2 | 2 | -16 | -23 | -21 | -23 | -19 | -10 | -4 | -22 | -24 | -22 | -27 | -20 | -13 | -7 | -33 | -39 | -43 | -36 | -43 | -21 | -26 | -49 | -57 | -59 | -61 | -61 | -59 | -55 | -64 | -66 | -69 | -65 | -63 | -57 | -54 | -64 | -65 | -68 | -63 | -64 | -57 | -56 | -64 | -67 | -72 | -67 | -67 |
Ðường cơ sở | spline | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | 0 | |
Ðiểm dân cư | spline | -4 | 7 | -5 | 2 | 1 | 2 | -1 | -2 | -5 | -10 | 7 | 8 | -2 | 4 | -2 | -3 | -4 | 3 | 6 | 6 | 4 | 3 | 2 | 0 | 7 | 7 | 6 | 5 | 3 | 2 | 0 | 10 | 11 | 12 | 7 | 11 | 4 | 4 | 13 | 15 | 15 | 17 | 18 | 17 | 15 | 23 | 23 | 22 | 21 | 20 | 17 | 15 | 24 | 22 | 21 | 19 | 19 | 16 | 14 | 22 | 22 | 23 | 21 | 20 |
Cụ thể, trong 3 tuần giãn cách tại TP.HCM (từ 31/5 đến 18/6), người dân có xu hướng di chuyển cao vào các ngày 3/6, 10/6 và 17/6 (đều vào thứ 5), lần lượt là -55%, -54%, và -56%. Cũng vào những ngày này, xu hướng di chuyển đến điểm dân cư lại thấp nhất so với cả tuần, lần lượt là 15%, 15%, và 14%.
Chuyên gia cho rằng cần phân tích kỹ chu kỳ trên để làm rõ nguyên nhân vì đây có thể là một yếu tố nguy cơ khiến việc giãn cách tại TP.HCM không đạt kết quả như mong đợi các tuần qua.