Theo cụ Nguyễn Văn Đã (còn gọi Hai Tây, 95 tuổi) ở xã Khánh Bình Đông, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau), thầy Hát Bội gần kênh Dân Quân dạy cho 4 đệ tử phương pháp kháng độc xà. Trong đó 2 người đã chết, còn sống là cụ Đã với ông Sáu Gạo.
Những viên thuốc cứu người bị rắn độc cắn được cụ Đã luôn mang theo bên mình mỗi khi ra khỏi nhà. |
Trong 3 tháng theo thầy Hát Bội, các đệ tử cùng thức học nghề vào lúc nửa đêm khi rừng U Minh chìm trong tĩnh mịch. Bốn người được truyền thừa đều có chung câu trả lời "cứu người không lấy tiền". Những đệ tử suy nghĩ ngược lại đều bị thầy Hát Bội từ chối dạy.
"Nạn nhân vừa bị rắn độc cắn, chưa kéo đàm thì dùng hồng hoàng, đại hoàng, kía cánh, thạch học, quế chi, long não, trần bì. Những thứ này được tôi mua về tán nhuyễn, vò viên với mật ong rồi phơi khô, cho vào lọ để sẵn trong nhà và mang theo dự phòng trong người mỗi khi đi xa", cụ Đã nói.
Đối với những nạn nhân chết giữa rừng vì rắn độc cắn được cụ ông dùng bài thuốc khác. Đó là "cải tử hoàn sinh" gồm ngưu hoàng, xạ hương, đinh hương, mộc hương, quế ngân, xuyên bối mẫu và châu thần. Những vị này cũng được tán nhuyễn vò viên với mật ong.
"Bài thuốc thứ hai tôi cũng mang theo bên mình khi ra khỏi nhà. Nhờ vậy mà nhiều người bị rắn hổ cắn chết đã được cứu sống sau vài phút cạy miệng đổ thuốc", cụ Đã cho biết.
Mỗi lần kể chuyện về rắn độc, tay cụ Đã thường đưa lên cao như thế rắn đang tấn công người. |
Dù có công cải tử hoàn sinh nhưng cụ Đã không nhận bất kỳ ân huệ nào của nạn nhân. Tiền mua thuốc cứu người của cụ được trích ra từ lợi nhuận của ruộng vườn và mỗi lần có người chết đi sống lại ông đều luộc trứng gà cúng bàn thờ tổ.
"Nghề này nghèo vì không lấy tiền nạn nhân nên ít ai chịu học. Nếu học nghề mà làm trái lại lời thề, đi lấy tiền người ta là bị phản nghề tức khắc", ông cụ chia sẻ.