Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cụ bà 81 tuổi 4 lần đập chết độc xà

Đang rửa chén, cụ Nam nghe tiếng sột soạt sau lưng, quay lại thì phát hiện con rắn đầu đỏ đang tiến về phía mình. Cụ chộp chiếc cần câu tre bẻ đôi liên tục quất mạnh vào lưng rắn.

Đã 81 tuổi nhưng bà Châu Thị Nam ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) rất minh mẫn, nhanh tay lẹ mắt. Bốn tháng trước, thấy độc xà bò vào nhà, cụ lùi về sau sàn nước, chộp chiếc cần câu tre bẻ đôi liên tục quất mạnh vào lưng rắn.

"Tôi đập bốp bốp mấy cái con rắn dài khoảng 6 tấc lăn ra chết. Ngoài chiếc đầu đỏ như gấc chín, toàn thân rắn ánh lên màu đỏ tía khi giãy chết", cụ Nam kể.

Rắn hổ chúa dài gần 3 mét cắn chết người ở Quảng Nam

Một người dân ở Quảng Nam bị con rắn hổ chúa dài gần 3 m cắn. Mặc dù nạn nhân được đưa đến bệnh viện Bắc Trà My cấp cứu nhưng vẫn không qua khỏi.

Hai ngày sau thêm con rắn đầu đỏ to hơn ngón chân cái bò từ vườn chuối vào sân khi cụ Nam nằm võng. Sợ không "tiêu diệt" rắn độc sẽ gây hại cho dân trong vùng, lão bà rút đòn gánh bước ra chặn đường đập chết con rắn hổ lửa thứ hai.

"Vùng U Minh hạ này nhiều rắn độc nhưng sống đến tuổi gần đất xa trời thế này mới thấy rắn hổ lửa. Tuần trước thêm một cặp bò từ sau vườn vào gần tới bếp bị tôi đập chết, tổng cộng 4 con. Gần nhà có thanh niên vừa đập chết rắn hổ lửa to bằng bắp tay khi nó đang săn chuột chạy ngang mặt cậu ấy", cụ Nam nói.

Cụ Nam kể chuyện đập chết nhiều rắn hổ lửa bò vào nhà.
Cụ Nam kể chuyện đập chết nhiều rắn hổ lửa bò vào nhà.

Không riêng gì cụ Nam hay thanh niên cùng xóm, 3 tuần trước một thiếu nữ gần chợ Cơi Năm (xã Trần Hợi) ra mé giếng hái rau đã đối mặt rắn hổ lửa và bị cắn vào chân. Theo nạn nhân, lúc đó rắn ngậm con cóc, bị đạp trúng đuôi nên rắn nhả cóc, quay sang cắn vào mu bàn chân.

"Rắn hổ lửa cắn con cóc trước đó là đã phun bớt nọc. Vậy mà nạn nhân lên đàm cứng cổ khi chở đi cấp cứu được 5 phút. Thổi bùa tan đàm xong tôi tiếp tục đổ thuốc cứu cô này sau 3 ngày điều trị", anh Đặng Hoàng Duyên (con trai cụ Nam) cho biết.

Gần 60 năm trước cụ Nam là thôn nữ quanh năm chỉ biết cấy cày ở vùng U Minh hạ nước phèn đỏ quạch. Nhờ người mai mối bà về làm dâu gia đình có nghề trị rắn độc cắn bằng thuốc gia truyền kết hợp bùa Lỗ Ban.

Bốn con hổ mang chúa dài hơn 3 mét thấy người là tấn công

Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) hiện nuôi 100 rắn hổ mang chúa, trong đó có 4 con dài trên 3 mét, nặng hơn 10 kg. Có con rất hung dữ, thấy người là phùng mang đe dọa, tấn công.

Chồng bà là cụ Đặng Bình An - cán bộ kháng chiến có công của vùng đất này. Hơn 20 năm trước thầy Bảy An qua đời trong trận sốt rét rừng. Ngoài hai con trai, người vợ cũng được ông An dạy chữa rắn cắn nhưng cụ Nam chỉ học các bài thuốc gia truyền mà không chịu luyện bùa.

"Bùa Lỗ Ban phải học đến nơi đến chốn chứ học ba mớ dễ bị phản bùa hoặc người khác phá đám. Tôi không muốn học bùa một phần vì biết chồng quen thân một phụ nữ bên ngoài, sợ cầm lòng không được dùng bùa hại người lúc ghen tuông thì mang tội", bà Nam chia sẻ.

Theo cụ Nam, trước đây khi khi các con còn nhỏ, tuần nào bà cũng lội bộ hơn chục cây số ra chợ bổ thuốc trị rắn cắn cho chồng. Nhiều hôm mua thuốc hết tiền, bà nhịn đói đi nhanh về nhà chứ không dám bớt tiền mua khoai lót dạ vì sợ thiếu thuốc sẽ ảnh hưởng đến tính mạng các nạn nhân đang nằm chờ ở nhà.

"Bài thuốc trị rắn cắn của tôi có hơn 10 vị, trong đó chủ lực là xạ hương. Gần đây 3 ngư dân bị đẻn cắn, người nhà chở đến tôi nói loài rắn biển này nọc rất độc, khó cứu sống nhưng tất cả đều hồi sinh sau 3 ngày điều trị", cụ Nam kể.

Cụ căn dặn mọi người nếu bị rắn cắn đừng vào nhà lá vì dễ kỵ gỗ mun với dây lạt khiến nạn nhân khó qua khỏi. Ngoài ra, điều tối kỵ là phụ nữ đang gặp những ngày "đỏ đèn" cũng không được đến gần nếu muốn nạn nhân của độc xà được cứu sống.

Không riêng gì thuốc bắc, cụ bà còn lội vào rừng sâu để tìm thuốc nam cứu người. Nhiều hôm hết ngải nửa đêm đúng lúc nhà đang có bệnh nằm chờ, cụ bà nhờ con cháu soi đèn cho mình vào rừng tìm dược liệu.

Thấy cụ Nam có nghề chữa rắn cắn, giúp nạn nhân khỏi vượt đường xa ra bệnh viện, chính quyền địa phương mời tham gia Hội chữ thập đỏ và Hội người cao tuổi xã Trần Hợi hơn chục năm. Hai năm nay cụ Nam xin thôi việc ở Hội vì lớn tuổi, ở nhà giúp con trai làm thuốc cứu người tại gia.

Cận cảnh lấy nọc độc chết người của rắn lục đuôi đỏ

Chuyên gia trại Đồng Tâm (Tiền Giang) bình tĩnh bắt từng con rắn lục đuôi đỏ, cho chúng cắn vào ly để nọc độc phóng ra từ 2 chiếc răng dài. Mỗi lần lấy nọc chưa đến 1 phút/con.

Việt Tường

Bạn có thể quan tâm