Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cảnh rắn hổ mang đất nuốt trọn con mồi cực độc

Nhanh như chớp, con rắn hổ mang đất dài 1,5 mét tấn công, ngậm chặt và nuốt trọn con cóc vàng cực độc trong vài phút.

Rắn hổ mang đất, thường gọi là hổ mang hoặc hổ đất phân bố nhiều ở Việt Nam, nhất là miền Tây. Đây là một loài rắn có nọc cực độc.
Dấu hiệu nhận biết là là da màu xám, bụng màu đen chì, có 2 hoặc 3 sọc vàng gần cổ. Phía trên cổ khi chúng phùng mang thấy rõ một vòng tròn màu đen - trắng. 
Theo trung tá Vũ Ngọc Lương - bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên gia nghiên cứu rắn của trại Đồng Tâm (Tiền Giang) - trọng lượng một hổ mang đất trưởng thành có thể đạt tới 3 kg, dài 1,5 m và có thể sống đến 15 năm.

Cận cảnh lấy nọc độc chết người của rắn lục đuôi đỏ

Chuyên gia trại Đồng Tâm (Tiền Giang) bình tĩnh bắt từng con rắn lục đuôi đỏ, cho chúng cắn vào ly để nọc độc phóng ra từ 2 chiếc răng dài. Mỗi lần lấy nọc chưa đến 1 phút/con.

Cùng với rắn hổ mang chúa, loài hổ mang đất có nọc cực độc. Đặc biệt, 2 loài rắn này lại rất hung dữ, chúng chủ động tấn công các động vật lớn và cả con người, không như những loài rắn khác thường bỏ chạy khi gặp người.
Khi bị kích động hoặc sắp tấn công, phần cổ chúng thường phùng ra, thủ thế cao gần 30 cm và phóng tới mục tiêu với tốc độ cực nhanh.
Những con hổ mang đất được nuôi ở trại Đồng Tâm rất hung dữ, có thể tấn công bất kỳ ai nếu đứng gần chuồng của chúng.

Hổ mang chúa khổng lồ bị dân khâu miệng giờ ra sao

Con hổ mang chúa nặng hơn 6 kg, dài 3,1 m bị xuyên dây thép khâu miệng, thân bỏng do người dân chích điện đang được chăm sóc với chế độ đặc biệt tại trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang).

Thức ăn chủ yếu của hổ mang đất thường là ếch, nhái, chuột... Tuy nhiên, món "khoái khẩu" của loài này là cóc. Cóc mang trên mình chất cực độc trong những túi nhỏ trên da xù xì.
Trung bình, một con hổ mang đất đi săn mồi 2 lần/tuần, mỗi lần chúng nuốt trọn 2 con cóc trưởng thành.
Trung tá Lương cho biết, đều là 2 loài có chất cực độc, nhưng nọc độc của cóc sẽ bị nọc của hổ mang đất trung hoà, khi vào cơ thể rắn không gây ảnh hưởng đến tính mạng của nó.
Nọc độc hổ đất làm ướt da con cóc vàng.
Một con cóc có bề ngang cơ thể to hơn rắn, do vậy để nuốt trọn con mồi, hổ đất cần khoảng 3 - 5 phút.
Hiện trại rắn Đồng Tâm nuôi hàng trăm cá thể rắn hổ mang đất để bảo tồn, nghiên cứu và lấy nọc độc sản xuất huyết thanh. Trại cũng tiến hành cho rắn sinh sản trong quá trình nuôi nhốt dưới sự chăm sóc, theo dõi của các chuyên gia.

Bốn con hổ mang chúa dài hơn 3 mét thấy người là tấn công

Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) hiện nuôi 100 rắn hổ mang chúa, trong đó có 4 con dài trên 3 mét, nặng hơn 10 kg. Có con rất hung dữ, thấy người là phùng mang đe dọa, tấn công.

Trường Nguyên

Bạn có thể quan tâm