Bãi rác Cam Ly ở Lâm Đồng cháy nhiều ngày qua, khiến người dân sống trong bất an. Ảnh: A.K. |
Người dân ở phường 4, phường 5 (TP Đà Lạt) sống trong bất an khi bãi rác Cam Ly, rộng hơn 12 ha - nơi tập kết rác của thành phố bốc cháy. Khói đen kèm mùi hôi tràn vào khu dân cư, gây ngộp thở.
Theo người dân, ngày 11/3, bãi chứa hàng tấn rác bốc cháy dữ dội. Lửa bùng nhanh, kéo theo mùi hôi của chất nylon cháy khét lẹt, cao hàng chục mét, bao phủ một vùng. Khi gặp gió lớn, khói đen từ đám cháy tràn vào uy hiếp khu dân cư ở xã Tà Nùng, TP Đà Lạt và huyện Lâm Hà, gây ô nhiễm.
“Gia đình tôi phải đóng kín cửa khi ngủ do khói đen bao phủ gây nhức đầu, khó thở”, người phụ nữ sống cách bãi rác chừng 2 km nói, và cho hay nếu tình trạng này không dừng thì gia đình sẽ ra ngoài thuê nhà ở ít hôm, đợi hết cháy mới về.
Khói đen âm ỉ trong bãi rác bùng phát, uy hiếp khu dân cư ở Đà Lạt. Ảnh: A.K. |
Trong khi đó, UBND phường 5, TP Đà Lạt thông tin, sau hỏa hoạn địa phương cùng lực lượng PCCC tới hiện trường phun nước, ngăn đám cháy. Tuy nhiên, việc chữa cháy gặp khó khăn, tới nay ngọn lửa lại tiếp tục bùng lên trên diện rộng.
Đơn vị quản lý bãi rác, Công ty cổ phần dịch vụ đô thị Đà Lạt đã huy động nhiều máy móc tới hiện trường, xử lý không cho cháy lan. Tuy nhiên, rác tích tụ dày, cùng thời tiết hanh khô khiến việc dập lửa khó khăn, nhiều ngày trôi qua vẫn chưa xử lý được cháy. Địa phương lên kế hoạch khống chế đám cháy trong một tuần.
Bãi rác Cam Ly bị UBND tỉnh Lâm Đồng đóng cửa năm 2020. Sau đó, chất thải sinh hoạt của Đà Lạt và huyện Lạc Dương đưa tới Nhà máy xử lý chất thải rắn ở Đà Lạt nằm ở xã Xuân Trường xử lý, nhưng nhiều xe vẫn tiếp tục đưa rác về Cam Ly đổ.
Những cuốn sách hay về miền Nam
Đế quốc An Nam và người dân An Nam - bên cạnh thông tin tổng quan về địa lý, sản vật, tập quán ở nước ta hồi thế kỷ XIX, nhiều thông tin quan trọng về sông Mekong, địa lý Đàng Ngoài và Đàng Trong, nhất là Sài Gòn xưa, được ghi chép chi tiết.
Ký họa về Đông Dương - Nam Kỳ là một bộ tranh gồm hàng trăm bức ký họa có giá trị nghệ thuật đặc sắc, phản ánh trực quan, sinh động về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa ở Sài Gòn và Nam Kỳ đầu thế kỷ XX.