Lớp chất nhầy lan rộng ở bờ biển Thổ Nhĩ Kỳ gây thiệt hại nghiêm trọng cho sinh vật biển và ngư dân nước này. Chất nhầy biển (sea snot) là một loại bùn màu xanh lá cây, được hình thành một cách tự nhiên khi tảo bị thừa chất dinh dưỡng do thời tiết nóng và môi trường nước bị ô nhiễm. Ảnh: BBC. |
Không chỉ quanh vùng biển Marmara, các khu vực biển Đen và biển Aegean liền kề cũng chịu tác động của đợt bùng phát chất nhầy này. Trước tình hình đó, Tổng thống Erdogan phát biểu: "Hy vọng chúng ta có thể cứu các vùng biển bị ảnh hưởng khỏi thảm họa chất nhầy biển này". Ảnh: AFP. |
Loại chất nhầy này lần đầu được tìm thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ vào năm 2007. Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng trên là từ ô nhiễm và biến đổi khí hậu. Trong khi đó, Tổng thống Erdogan lại nhận định rằng vấn đề nước thải chưa qua xử lý bị xả thẳng ra biển là nguyên nhân gây ra đợt bùng phát chất nhầy biển này. Ảnh: AFP. |
Chính phủ của Tổng thống Erdogan đã cử một đội gồm 300 người kiểm tra các nguồn ô nhiễm tiềm ẩn. Những chiếc thuyền đi qua Biển Marmara phải điều hướng lớp bùn xám, trong khi một số ngư dân không thể hoạt động đánh bắt vì lớp bùn làm tắc nghẽn động cơ và lưới của họ. Các thợ lặn báo cáo rằng lượng lớn cá và các loài khác trong khu vực ảnh hưởng đang bị triệt tiêu vì chết ngạt. Ảnh: AFP. |
"Do lớp nhầy phát triển quá mức, một số loài đang bị đe dọa, bao gồm hàu, trai, sao biển", Giáo sư Bayram Ozturk của Cơ quan Nghiên cứu Biển Thổ Nhĩ Kỳ nói với BBC. "Đây là một thảm họa thực sự". |
Các nhà khoa học cho rằng sự nóng lên của nước biển cũng là một nhân tố góp phần làm bùng phát đợt chất nhầy biển ở Thổ Nhĩ Kỳ. |
Istanbul, thành phố lớn nhất của Thổ Nhĩ Kỳ với khoảng 16 triệu cư dân và năm tỉnh, nhà máy và trung tâm công nghiệp khác giáp biển. Do đó, đợt bùng phát này gây ra tác động nghiêm trọng đối với hệ sinh thái và hoạt động ngư nghiệp trong vùng. |