Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Bài học cho Trung Quốc: Không thể lấy tay che cả bầu trời

Chưa bao giờ thực tế và thế giới lại dạy cho Trung Quốc bài học cay đắng như tuần qua.

Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Philippines và Trung Quốc tranh chấp trên Biển Đông. Ảnh: Wikipedia
Bãi cạn Scarborough/Hoàng Nham mà Philippines và Trung Quốc tranh chấp trên Biển Đông. Ảnh vệ tinh.

Chưa bao giờ kể từ khi tung ra chính sách xâm chiếm dựa trên “đường 9 đoạn” phi lý với lý lẽ “chủ quyền lịch sử không thể tranh cãi” kèm theo “niềm tin sức mạnh luôn là nhất”, Trung Quốc lại bị thực tế và thế giới dạy cho một bài học cay đắng như tuần qua.

Ngày 27/10, Mỹ chứng tỏ rằng mọi tàu bè của thế giới đều có quyền tự do đi qua “vô hại” bên trong khu vực 12 hải lý các bãi đá nửa chìm nửa nổi mà theo Công ước Luật Biển thì không có lãnh hải 12 hải lý… 

48 giờ sau, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) lại tuyên định rằng Trung Quốc, cũng như Philippines, đều đã ký Công ước Luật Biển, nên cả hai đều bị ràng buộc bởi công ước đó.

Vì lẽ đó, tòa tuyên rằng PCA hoàn toàn có thẩm quyền thụ lý vụ kiện của Philippines và việc Trung Quốc không tham dự là vô hiệu.

Tòa cũng bác bỏ lập luận của Trung Quốc, theo đó DOC (tuyên bố ứng xử trên Biển Đông) giữa Bắc Kinh và ASEAN đã quy định rằng giải quyết các tranh chấp duy nhất bằng đàm phán song phương giữa các bên liên quan trực tiếp. Tòa khẳng định DOC chỉ là một tuyên bố chính trị không có tính ràng buộc pháp lý, nên lập luận này của Trung Quốc là vô căn cứ….

Cuối cùng tòa tuyên sẽ xét nội dung kiện của Philippines và việc Trung Quốc không tham gia cũng không cản trở việc tòa thụ lý vụ kiện, đồng thời xét xử đúng theo công ước.

Hai “bài học” chỉ trong hơn hai ngày. Đây là thất bại đối ngoại chưa từng thấy. Tuy nhiên, đây không phải là vô tiền khoáng hậu bởi cũng còn tùy xem, những “cái đầu hiểu biết” có nói được hết ý nghĩa của “bài học kép” này cho những “cái đầu” chỉ muốn lấy nắm đấm che bầu trời hay không.

Liệu những “cái đầu nóng” có nhận chân được rằng thế giới đang phát triển và cả Trung Quốc vừa thông qua một kế hoạch “xóa sạch nạn nghèo đói” mới thay cho “các Mục tiêu thiên niên kỷ” sắp kết thúc vào cuối năm nay.

Những khu vực phía Tây Trung Quốc hoặc sâu trong lục địa vẫn còn cần được đầu tư nhiều hơn nữa để có thể phát triển. Đánh giá tổng quan của Ngân hàng thế giới vẫn là: "Kể từ khi bắt đầu cải cách thị trường vào năm 1978, hơn 500 triệu người thoát khỏi đói nghèo".

Với dân số 1,3 tỷ người, Trung Quốc gần đây đã trở thành nền kinh tế lớn thứ hai và ngày càng đóng một vai trò quan trọng và có ảnh hưởng trong nền kinh tế toàn cầu.

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn là một nước đang phát triển (thu nhập bình quân đầu người của Bắc Kinh vẫn còn là một phần nhỏ so với các nước tiên tiến) và cải cách thị trường của Trung Quốc vẫn không đầy đủ.

Số liệu chính thức cho thấy khoảng 98.990.000 người vẫn còn sống dưới mức chuẩn nghèo quốc gia của 2.300 nhân dân tệ mỗi năm vào cuối năm 2012. Với số người nghèo lớn thứ hai trên thế giới sau Ấn Độ, giảm nghèo vẫn còn là một thách thức cơ bản.

Hy vọng rằng “bài học kép” ngay giữa hội nghị Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ có ý nghĩa thức tỉnh: “Thế thiên hành đạo” không phải là kinh qua chiến tranh mà là làm sao cho thái bình thịnh trị.

Philippines kiện Trung Quốc như thế nào?

Khi biết thông tin Philippines kiện Trung Quốc, một số người có thể cho rằng Manila “hung” quá, hoặc do thân với Mỹ nên không giữ hữu nghị với Trung Quốc.

Nộp đơn kiện Trung Quốc

Philippines kiện Trung Quốc, không có nghĩa Manila một mất một còn với Bắc Kinh, mà chỉ nhờ tòa xét giùm xem giải thích và áp dụng Công ước UNCLOS như thế nào là đúng.

Ai cãi cho Philippines?

AFP trích lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose nói họ sẽ có công hàm đề nghị tòa sớm ra quyết định vụ án trong năm 2014 hoặc đầu năm 2015.

Danh Đức

Bạn có thể quan tâm